Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tạo ra "người chiến thắng" ở Đông Nam Á

Phân tích

20/09/2018 04:29

Không ai thắng trong cuộc chiến thương mại" là cảnh báo của các nhà kinh tế. Tuy nhiên, Đông Nam Á đang cố gắng chứng minh điều ngược lại.

Cơ hội được trao cho ASEAN

Các nước Đông Nam Á đang có loạt đơn đặt hàng mới và đứng trước cơ hội thu hút đầu tư, khi xuất hiện các động thái muốn chuyển cơ sở sản xuất sang khu vực này, do các doanh nghiệp muốn né tránh những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ở Mỹ và Trung Quốc. 

Một nhà máy sản xuất xe hơi tại Malaysia. Ảnh: Carlist.my
Một nhà máy sản xuất xe hơi tại Malaysia. Ảnh: Carlist.my

Khoảng 1/3 trong hơn 430 công ty Mỹ ở Trung Quốc có hoặc đang xem xét việc di chuyển các cơ sở sản xuất ra nước khác khi cuộc chiến thương mại nóng hơn. Trong cuộc "tháo chạy" này, Đông Nam Á được xem là điểm đến hàng đầu mà các doanh nghiệp Mỹ lựa chọn, theo kết quả khảo sát của các AmCham (Hiệp hội thương mại Mỹ) tại Trung Quốc và Thượng Hải, công bố ngày 13/9.

Công ty Phú Tài của Việt Nam - nhà sản xuất đồ nội thất gia đình cho Walmart của Mỹ - tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới hiện nay - là một trong những doanh nghiệp muốn nắm lấy cơ hội này. Theo ông Nguyễn Sỹ Hoè, Phó tổng giám đốc của doanh nghiệp này, Phú Tài có kế hoạch tăng xuất khẩu 30% trong năm nay và năm 2019. Công ty sẽ đầu tư khoảng 10 triệu USD để mở rộng 2 nhà máy tại tỉnh Bình Định và nâng cấp dây chuyền sản xuất tại 2 nhà máy khác ở tỉnh Đồng Nai.

“Chúng tôi thấy đây là cơ hội tuyệt vời để đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ, khi chúng tôi nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn từ thị trường đó... Với cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, nhiều nhà nhập khẩu Mỹ đang chuyển sang mua hàng từ Việt Nam”, ông Hoè chia sẻ với Bloomberg.

Khối 10 nền kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nghiễm nhiên trở thành một nam châm thu hút đầu tư từ doanh nghiệp Mỹ. Sức hút đó nhờ vào chi phí sản xuất thấp, nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Trong đó, 5 nền kinh tế lớn nhất có tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 5,3%. Đó là chưa kể đến sự gần gũi về địa lý với Trung Quốc.

Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (Trung Quốc) đã công nhận sự bứt phá của Đông Nam Á, đồng thời cho biết khu vực này được các doanh nghiệp vùng lãnh thổ của Trung Quốc lựa chọn như một nơi ẩn náu an toàn giữa những căng thẳng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Dù vẫn phải đối mặt với sự tác động từ cuốc chiến thương mại, nhưng Đông Nam Á không giống như các nền kinh tế phát triển, khu vực này sẽ hưởng lợi khi cơ sở sản xuất của các công ty Mỹ chuyển bến đổ để tránh các khoản thuế tăng cao.

Ông Nguyễn Thanh Phương, Giám đốc điều hành của Kangaroo, một nhà sản xuất thiết bị gia dụng của Việt Nam, dự báo doanh số bán hàng vào thị trường Mỹ của công ty tăng 10% trong nửa cuối năm nay. Kangaroo đã nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng Mỹ - các công ty từng mua hàng hoá từ Trung Quốc. Ông Phương cho Bloomberg hay, mức thuế mới của Mỹ đang giúp các sản phẩm của các doanh nghiệp Đông Nam Á trở nên cạnh tranh hơn so với của Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tao ra cơ hội cho các nước Asean nhưng song hành không ít thách thức.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tao ra cơ hội cho các nước Asean nhưng song hành không ít thách thức.

ASEAN nhìn thấy cơ hội trong sự hỗn loạn

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không chỉ mở ra cơ hội cho Việt Nam, mà còn với nhiều nước có lợi thế khác. Koratak Weeradaecha, Giám đốc tài chính của Star Microelectronics (Thái Lan), cũng nhận thấy sự biến động trong các đơn đặt hàng theo hướng tỷ lệ thuận với sự gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc. Đơn đặt hàng hiện nay tăng ít nhất 15% so với năm 2017 và "hy vọng xu hướng tăng rõ ràng hơn vào cuối năm nay”. 

Đơn đặt hàng đến từ các công ty đã di chuyển dây chuyền sản xuất sang Thái Lan, giúp thúc đẩy chuỗi cung ứng ở thị trường này. "Chúng tôi nghĩ rằng nên có nhiều công ty cân nhắc về việc chuyển nhà máy của họ sang các nước láng giềng, vì ở lại Trung Quốc có thể quá mạo hiểm", ông Weeradaecha nói.

Ngoài ra, Thái Lan chiếm khoảng 21% thị phần trái cây nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc, do đó ngành hàng này sẽ chiếm ưu thế trong cuộc đối đầu với đối thủ cạnh tranh như Mỹ (nắm giữ gần 8% thị phần). Đánh giá về khả năng cung cấp hàng hóa thay thế cho cả hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, Thái Lan là một trong những địa chỉ tốt nhất, theo nghiên cứu của Krungsri Securities.

Một ví dụ khác là Malaysia. Bộ trưởng Tài chính nước này, ông Lim Guan Eng chia sẻ với giới báo chí tại Hồng Kông rằng, các quan chức chính phủ nước này đang tìm giải pháp cho vấn đề tăng cường khả năng thu hút đầu tư các lĩnh vực điện tử, thép và ôtô từ cả Trung Quốc và Mỹ. Khi các công ty của Trung Quốc lẫn Mỹ đến đầu tư, Malaysia sẽ hưởng lợi bởi nền kinh tế này giống như điểm trung chuyển hàng hoá cho cả hai bên của cuộc chiến thương mại.

Hiện nay số lượng công ty chuyển hướng từ Trung Quốc sang những nơi như Hồng Kông và Đài Loan (Trung Quốc) và các quốc gia khu vực Đông Nam Á bắt đầu gia tăng. "Họ đang nghĩ đến nhà máy tiếp theo, và họ ít có khả năng đặt nó ở Trung Quốc", ông Yeo, cựu Bộ trưởng Thương mại và Ngoại giao Singapore, nói với Bloomberg. Ông cho biết rằng một số công ty đã lên kế hoạch chuyển doanh nghiệp sang các nền sản xuất có chi phí thấp ngoài Trung Quốc.

KHÔI NGUYÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement