Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ kết thúc thế nào?

Phân tích

27/01/2019 12:20

Mỹ và Trung Quốc chỉ còn 5 tuần nữa để đi tới một thỏa thuận mà đôi bên cùng ca ngợi là "chiến thắng" trong cuộc chiến thương mại đang được thế giới theo dõi sát sao, và nước này yêu cầu nước kia phải có những nhượng bộ lớn trước khi bước vào vòng đàm phán tiếp theo ở Washington trong tuần tới, theo TTXVN.

Thế nào mới được coi là "chiến thắng"?

Để có thể tuyên bố chiến thắng vì đạt được những mục tiêu mà ông tự đặt ra, Trump cần Trung Quốc mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ, đặc biệt là các mặt hàng nông sản đang bị ảnh hưởng nặng nề trong cuộc chiến thương mại hiện nay.

Ông cũng đang tìm cách ngăn Trung Quốc gây sức ép đối với các công ty Mỹ nhằm buộc các công ty này phải chuyển giao các công nghệ có giá trị. Tuy nhiên, để làm được điều này sẽ buộc phía Bắc Kinh phải có nhiều thay đổi mạnh mẽ.

Về phần mình, Tập Cận Bình chủ yếu cần Trump xóa bỏ hoặc giảm mạnh thuế quan mà Mỹ đang áp đặt đối với hàng hóa trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc. Những động thái như vậy sẽ giúp khôi phục lòng tin đang bị lung lay nghiêm trọng đối với quan hệ thương mại Mỹ-Trung, tại thời điểm mà nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn.

Mỹ cũng muốn thỏa thuận đạt được với Trung Quốc sẽ bao gồm các điều khoản nhằm đảm bảo rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện đúng các cam kết của mình. Phụ thuộc vào việc Trung Quốc sẵn sàng tiến xa tới đâu, đây có thể là một thỏa hiệp mở đường cho việc Mỹ rút lại một số yêu cầu khó khăn hơn của nước này đối với Trung Quốc.Một số người cho rằng cùng lắm thì trong tương lai gần hai bên sẽ chỉ đạt đươc một "thỏa thuận mini" nhằm duy trì mức thuế quan hiện nay trong khi đàm phán vẫn tiếp tục.

 Thế nào mới được coi là
 Thế nào mới được coi là "chiến thắng", giả sử trong trường hợp không nhà lãnh đạo này đạt được mọi điều mình mong muốn?

Eswar Prasad, cựu trưởng bộ phận Trung Quốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong một bài phát biểu tại Washington hồi tuần trước đã nói: "Theo tôi, khi gần tới hạn chót, hai nước sẽ đạt được một thỏa thuận nhưng thỏa thuận này chắc chắn sẽ không toàn diện và kéo dài. Tuy nhiên, ít nhất nó sẽ cho phép cả hai bên có chút thời gian nghỉ ngơi bằng cách xuống thang xung đột, hoặc ngăn chặn được các xung đột trong tương lai".

Các cuộc đàm phán thương mại trực tiếp giữa hai nền kinh tế hàng đầu của thế giới sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 30/1, khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tới Washington để dự cuộc họp kéo dài hai ngày với nhóm các quan chức Mỹ do Đại diện Thương mại Robert Lighthizer đứng đầu. Vòng đàm phán tiếp theo này có đạt được một thỏa thuận thực sự hay không là điều không ai dám chắc, một phần là bởi tính cách không nhất quán của tổng thống Trump và thiên hướng thích đưa ra những bình luận không thể dự đoán trước trên Twitter của ông.

Ngày 22/1, các cổ phiếu tụt giá sau khi The Financial Times đưa tin rằng Mỹ đã bác bỏ đề xuất của Trung Quốc về việc tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp cấp thấp mới trong tuần này vì Bắc Kinh chưa đạt được tiến triển trong một số vấn đề chính mà Mỹ yêu cầu. Tuy nhiên, các nhà quan sát Trung Quốc cho rằng việc này là điều bình thường, tham vấn trực tiếp là điều không cần thiết trước thềm chuyến thăm Washington sắp tới của Phó Thủ tướng Lưu Hạc.

Cố vấn kinh tế trưởng của Nhà Trắng, Larry Kudlow, trong một cuộc phỏng vấn với CNBC hôm 22/1, đã khẳng định rằng không có cuộc họp nào được lên kế hoạch trong tuần này. Ông nói thêm rằng hai nước vẫn duy trì "liên lạc thường xuyên" để chuẩn bị cho cuộc gặp vào tuần tới. Ông Kudlow cũng nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn đặt ra những mục tiêu lớn cho cuộc đàm phán này.

Ông nói: "Tôi biết rằng sẽ rất khó khăn, song đây là thời điểm quan trọng đối với phía Mỹ. Chúng ta phải giải quyết những vấn đề gây nhiều tranh cãi liên quan tới việc 'ăn cắp' tài sản trí tuệ và ép buộc chuyển giao công nghệ, việc Mỹ thiếu quyền làm chủ đối với chính các công ty của mình hoạt động tại Trung Quốc, hệ thống thông tin và máy tính của nhiều tập đoàn bị xâm nhập, cùng với các hàng rào thuế quan và phi thuế quan".

Các cuộc đàm phán thương mại trực tiếp giữa hai nền kinh tế hàng đầu của thế giới sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 30/1.
Các cuộc đàm phán thương mại trực tiếp giữa hai nền kinh tế hàng đầu của thế giới sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 30/1.

Những lo ngại về kinh tế đang xuất hiện

Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang đối mặt với triển vọng kinh tế đầy khó khăn. Tổng thống Trump đang bị "ghì chặt" vì chính phủ bị đóng cửa một phần suốt một tháng qua, bắt nguồn từ yêu cầu của ông về ngân sách để xây dựng bức tường biên giới. Điều này đã khiến tỷ lệ ủng hộ ông sụt giảm và có nguy cơ gây ra tổn hại về dài hạn đối với chính phủ và nền kinh tế Mỹ.

Tập Cận Bình đang phải chứng kiến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc đáng kể, làm tăng thêm áp lực buộc ông phải tìm cách nhanh chóng kết thúc cuộc chiến thương mại với Mỹ. Trong quý IV/2018, tăng trưởng của Trung Quốc ở mức thấp nhất kể từ khi chính phủ nước này bắt đầu công bố công khai các số liệu hàng quý vào năm 1992. Hai nước đang nỗ lực để đạt được một thỏa thuận trước ngày 2/3, thời điểm mà Trump tuyên bố ông sẽ ra lệnh cho chính phủ Mỹ tăng thuế đối với số hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc, từ mức 10% hiện nay lên mức 25%.

Đối với Mỹ, một chiến thắng đơn giản sẽ là Trung Quốc cam kết mua một số lượng hàng hóa nhất định của Mỹ vào một thời gian nhất định. Về phía Trung Quốc, bất kể điều gì giúp gỡ bỏ một vài hoặc toàn bộ thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của nước này vào Mỹ sẽ được coi là chiến thắng. Một số nhà phân tích cho rằng tổng thống Trump - hiện đối mặt với một thị trường chứng khoản dễ bị kích động và những lo ngại rằng chính phủ đóng cửa sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái - sẽ chấp nhận "một thỏa thuận nhẹ", trong đó chủ yếu bao gồm việc Trung Quốc đồng ý mua hàng của Mỹ với những lời hứa hẹn mập mờ.

Đáp lại, hai cơ quan có ảnh hưởng trong lĩnh vực thương mại là Phòng Thương mại Mỹ và Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc đang thúc giục Trump giữ đúng cam kết của ông về việc gây áp lực buộc Trung Quốc phải có những cải cách lớn. Trong một báo cáo được đưa ra trong tuần này, hai cơ quan này khẳng định: "Mặc dù giảm thâm hụt thương mại và mua hàng hóa xuất khẩu của Mỹ là một khía cạnh của đàm phán, song bên cạnh đó chúng tôi thúc giục chính phủ Mỹ cần ưu tiên giải quyết các thách thức về cấu trúc do các chính sách kinh tế và thực tiễn của Trung Quốc gây ra".

Trump sẽ sớm tập trung vào chương trình vận động tái tranh cử năm 2020 của ông, và do đó ông sẽ cần nhanh chóng giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc để thực hiện được một trong những cam kết quan trọng mà ông đưa ra khi tranh cử năm 2016. Tuy nhiên, đây không phải là điều dễ dàng. Năm 2017, lượng hàng hóa Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ trị giá 130 tỷ USD.

Trump sẽ sớm tập trung vào chương trình vận động tái tranh cử năm 2020, do đó ông sẽ cần nhanh chóng giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc để thực hiện được một trong những cam kết quan trọng mà ông đưa ra khi tranh cử năm 2016. 
Trump sẽ sớm tập trung vào chương trình vận động tái tranh cử năm 2020, do đó ông sẽ cần nhanh chóng giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc để thực hiện được một trong những cam kết quan trọng mà ông đưa ra khi tranh cử năm 2016. 

Do đó, để giảm thâm hụt thương mại thì hoặc là khả năng sản xuất của Mỹ phải phát triển theo cấp số mũ chỉ trong một vài năm ngắn ngủi, hoặc là hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc chỉ dừng lại ở mức như của Mỹ. Các số liệu cuối cùng của năm 2018 nhiều khả năng sẽ cho thấy thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đạt mức kỷ lục mới là hơn 400 tỷ USD.

Một trong những vấn đề lớn nhất đối với Mỹ là buộc Trung Quốc phải giải quyết các vấn đề liên quan tới việc chính phủ Bắc Kinh bị cho là đang hỗ trợ các công ty nhà nước hoặc các công ty chịu ảnh hưởng của nhà nước tại Mỹ tiếp cận các công nghệ quan trọng của Mỹ trong các lĩnh vực như hàng không, vi mạch, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, máy móc công nghiệp, năng lượng mới và ô tô.

Ngoài ra, cơ quan thương mại của Mỹ cáo buộc Bắc Kinh thực hiện và hỗ trợ thực hiện các cuộc tấn công mạng nhằm vào các máy tính của các công ty Mỹ với mục đích "ăn cắp" các tài sản trí tuệ có giá trị và các thông tin kinh tế nhạy cảm khác. Năm 2018, Mỹ đã có các động thái chống lại Trung Quốc trong vấn đề này, khi Bộ Tư pháp đưa ra một sáng kiến nhằm phát hiện, ngăn chặn hiệu quả và kịp thời các vụ "ăn cắp" liên quan tới thương mại của Trung Quốc. 

Năm ngoái, sau một cuộc điều tra các hoạt động của Trung Quốc, Trump đã quyết định áp đặt mức thuế 25% đối với số hàng hóa xuất khẩu trị giá 50 tỷ USD của Trung Quốc vào Mỹ. Tuy nhiên, khi Trung Quốc trả đũa bằng việc áp đặt thuế đối với số hàng hóa xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, Trump tiếp tục áp thêm mức thuế 10% đối với 200 tỷ USSD hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Trung Quốc cũng có động thái tương tự để trả đũa, áp thuế đối với khoảng 85% hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement