Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cuộc chiến ở Ukraina có thể là cơ hội để Tây Ban Nha có thể trở thành cường quốc năng lượng ở châu Âu?

Quản trị

24/03/2022 15:05

Việc Thống Nga Vladimir Putin đưa quân vào Ukraina dẫn đến việc đường ống Nord Stream 2 bị đóng băng khiến cho an ninh năng lượng của châu Âu đang gặp nguy hiểm.
news

Trước tình hình này, Tây Ban Nha có thể trở thành nhà cung cấp năng lượng cho châu Âu khi trở quốc gia đóng vai trò then chốt trong việc vận chuyển hydro giữa châu Phi và châu Âu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trước tiên nước này cần Pháp giúp hoàn thành một đường ống dẫn ở dãy núi Pyrenees.

Về mặt tiềm năng, Tây Ban Nha có mối quan hệ kinh tế lâu dài với các nước nằm ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi - nơi có nguồn khí đốt tự nhiên khá dồi dào nhưng chưa được tận dụng hết.

Ở trong nước, Tây Ban Nha có nhiều công viên năng lượng mặt trời và điện gió nằm rải rác khắp đất nước.

Ngoài ra, quốc gia này còn có 6 nhà máy khai thác khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đang hoạt động và cái thứ 7 đang được xây dựng.

Đồng thời, nước này được cho là đang tìm cách tăng cường liên kết với Nigeria và các nhà cung cấp nguyên liệu thô khác.

Về mặt tiêu thụ, quốc gia nằm trên bán đảo Iberia này sử dụng đến 21% lượng tiêu thụ trong nước từ các nguồn năng lượng tái tạo do chính mình làm ra và do đó, Tây Ban Nha không gặp vấn đề về nguồn cung trong thời điểm hiện tại.

Đó là lý do mà nhiều người coi đây là cơ hội lớn để quốc gia này trở thành siêu cường năng lượng châu Âu trong tương lai.

Hồi sinh dự án MidCat trở lại cuộc sống?

Có một thực tế phải thừa nhận rằng, Tây Ban Nha lâu nay đã quá phụ thuộc vào du lịch nên nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19, điều khiến hầu hết các quốc gia phải áp dụng biện pháp phong tỏa cũng như hạn chế đi lại.

trazado-midcat-step.jpg
Dự án MidCat bị tạm dừng từ năm 2019.

Giờ đây, quốc gia này muốn sử dụng 140 tỷ € (154 tỷ USD) từ Quỹ Thế hệ Tiếp theo của Liên minh Châu Âu để chuyển đổi nền kinh tế của mình theo hướng “xanh hóa”.

Bà Ursula von der Leyen, người đứng đầu Ủy ban châu Âu, đã đến Madrid nhiều lần và đồng ý phương án “xanh hóa” nền kinh tế của chính phủ Tây Ban Nha.

Ngoài ra, người đứng đầu Ủy ban châu Âu cũng quan tâm đến việc hồi sinh dự án MidCat Pipeline (Midi Catalonia), một dự án vận chuyển khí đốt giữa Tây Ban Nha và Pháp.

Sau khi xây dựng 80 km đường ống trên lãnh thổ Tây Ban Nha, dự án này đã dừng lại vào năm 2019. Nếu hoàn thành, đường ống này sẽ có công suất 7,5 tỷ mét khối khí đốt và đây có thể là khởi đầu của một thứ gì đó lớn hơn.

Đường ống Nord Stream 1 có thể xử lý 55 tỷ mét khối khí mỗi năm.

Hiện tại, chỉ có hai đường ống tương đối nhỏ vận chuyển khí đốt từ Navarra và Xứ Basque đến Pháp. Bộ trưởng Môi trường Tây Ban Nha Teresa Ribera gần đây đã chỉ trích Pháp vì nước này không muốn tham gia vào việc hồi sinh dự án MidCat.

Ignacio Cembrero, một chuyên gia về Bắc Phi, cho biết: "Chủ yếu là về vấn đề tài chính. Tuy nhiên, sự thất bại của Nord Stream 2 đã khiến chủ đề này có thể trở lại bàn đàm phán".

Ưu tiên giảm giá năng lượng trong nước

Tuy nhiên, trước tiên, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez phải đưa giá năng lượng xuống trong ngắn hạn. Nhiều hộ gia đình ở Tây Ban Nha phải chật vật do nền kinh tế nước này đang phải hứng chịu đại dịch COVID-19 và một số thảm họa thiên nhiên khác.

000_1ge7de-copy.jpg
Tây Ban Nha sử dụng đến 21% nguồn năng lượng trong nước từ điện gió và điện mặt trời.

Thuế giá trị gia tăng đã được giảm đối với điện, nhưng điều đó là chưa đủ đối với những người thuộc phe đối lập trong chính phủ. Đối mặt với giá khí đốt phi mã, Thủ tướng Sanchez muốn đảm bảo rằng, các nguồn năng lượng xanh như thủy điện, năng lượng mặt trời và điện gió sẽ trở nên hấp dẫn hơn nữa. Hiện Thủ tướng Sanchez đã bắt đầu chuyến du đầy thiện chí đến các nước châu Âu để xúc tiến kế hoạch của mình.

Thủ tướng Tây Ban Nha muốn có một sự đồng thuận trong EU. Một số nhà quan sát thị trường đã nhìn thấy cơ hội - kinh tế và chính trị - cho Tây Ban Nha. Tuy nhiên, trái ngược với số người đó, một số người khác coi đó là một mục tiêu “viển vông”.

"Rõ ràng là vào năm 2025, nhờ có nhiều công viên năng lượng mặt trời và gió, chúng tôi sẽ có thể đạt được mức giá cho điện là € 50 megawatt/h, trong khi Đức và Pháp sẽ phải trả từ € 60 đến € 70", Luis Merino, Tổng biên tập Tạp chí Energias Renovables, dự đón dựa trên dữ liệu của nhà điều hành thị trường điện Tây Ban Nha Omel. Điều này thực sự sẽ làm cho đất nước trở nên hấp dẫn hơn với tư cách là một nước xuất khẩu năng lượng, Luis Merino nói thêm.

Cần thời gian để thay đổi

Tây Ban Nha đã có một số kinh nghiệm trong việc vận chuyển năng lượng trước đây.

lindepr_plant_12564-l_tcm19-583644.png
Cuộc chiến ở Ukraina có thể là cơ hội để Tây Ban Nha có thể trở thành cường quốc năng lượng ở châu Âu.

Vào tháng 1/2022, nước này xuất khẩu điện sang Pháp nhiều hơn lượng điện nhập khẩu.

Roberto Gomez-Calvet, chuyên gia năng lượng tại Đại học Châu Âu Valencia, cho biết: “Do mật độ dân số thấp, chúng tôi cũng có cơ hội xây dựng nhiều hệ thống thủy lợi hơn và đầu tư vào các nguồn như năng lượng địa nhiệt. Nhưng chiến lược của chính phủ hiện tại, về cơ bản là đúng, nhưng sẽ mất nhiều năm".

Ông tin rằng, việc loại bỏ điện than cách đây vài năm là một sai lầm trong tình hình hiện tại. Tây Ban Nha có 5 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động và những nhà máy này dự kiến ​​sẽ không được nối lưới trong những năm tới, theo ông Gomez-Calvet.

Theo Roberto Centeno, cựu Giám đốc của công ty khí đốt Tây Ban Nha Enagas, để giấc mơ biến Tây Ban Nha thành nhà sản xuất năng lượng lớn của Thủ tướng Sanchez thành hiện thực, khí đốt sẽ phải được nhập khẩu từ Mỹ với quy mô lớn.

“Trước đây, chúng tôi muốn kết nối với Pháp, nhưng là để đưa khí đốt của Nga đến Tây Ban Nha, chứ không phải ngược lại”, chuyên gia Roberto Centeno nói thêm.

Tây Ban Nha hiện có 35% trữ lượng khí lỏng của EU. Bồ Đào Nha, quốc gia cũng có nhà máy sản xuất khí hóa lỏng, ủng hộ tham vọng của Thủ tướng Sanchez và xem nó như là hội cho đất nước mình đầu tư nhiều hơn vào năng lượng thay thế.

Ông Cembrero đã chỉ ra những lợi thế trong tình hình địa chính trị hiện tại, trên thực tế, chuyên gia về Bắc Phi này cho biết, các vấn đề nằm xung quanh việc kết nối khí đốt từ Algeria đến Maroc – thứ mà Tây Ban Nha đã sử dụng để đáp ứng một phần nhu cầu khí đốt của mình – nhưng đã bị tạm hoãn vì tranh chấp chính trị.

Bằng cách nối lại quan hệ năng lượng với Algeria, Maroc, Tây Ban Nha đang mở ra một cơ hội sâu rộng như có thể hỗ trợ chống lại những kẻ khủng bố Hồi giáo ở châu Phi và Tây Sahara".

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ