Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

CPTPP là cơ hội cho các nước thành viên phát triển kinh tế và thương mại tự do

Phân tích

09/03/2018 06:53

CPTPP sẽ giúp tạo ra nhiều việc làm mới cho các nước thành viên trong tất cả lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất, khai thác mỏ, dịch vụ…

Mở cửa thị trường

Rạng sáng 9/3 theo giờ Việt Nam, 11 nước thành viên đã ký kết Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Chile. Đây được đánh giá là một thắng lợi mang tính biểu tượng của các nỗ lực thúc đẩy thương mại đa phương và xóa bỏ chủ nghĩa bảo hộ. 

CPTPP bao gồm 11 nền kinh tế tham gia gồm Canada Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam, chiếm khoảng 13% GDP toàn cầu. Sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các nước còn lại đã tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận về tên gọi mới là CPTPP.

Hiệp định này về cơ bản giữ nguyên nội dung của TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới. CPTPP sẽ có hiệu lực trong 60 ngày sau khi có ít nhất sáu quốc gia tham gia hoàn tất các thủ tục phê chuẩn.

Hiệp định bao gồm 30 chương và đề cập đến không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước... 

Một số bộ trưởng phát biểu với giới truyền thông trước lễ ký ở Chile. Ảnh: Reuters.
Một số bộ trưởng phát biểu với giới truyền thông trước lễ ký ở Chile. Ảnh: Reuters.

Cũng như TPP, CPTPP được coi là một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao, đề cập không chỉ tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại… mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước.

Ngoài ra, hiệp định này đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ. Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình.

Tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước. Từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên. 

Dù không có sự tham gia của Mỹ và quy mô kinh tế của CPTPP không còn được như TPP trước đó nhưng hiệp định vẫn mang tới những lợi ích đáng kể cho các nước thành viên. Hiệp định sẽ mở ra một sân chơi mới với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân.

Ngoài ra, hiệp định sẽ góp phần quan trọng vào tiến trình tự do hóa thương mại trong khu vực cũng như trên thế giới. 

CPTPP được kỳ vọng sẽ hiện thực hóa nhanh chóng các lợi ích của TPP và tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược của các lợi ích đó. Đóng góp nhằm duy trì mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại thế giới và tạo ra những cơ hội kinh tế mới cho người dân thuộc mọi mức thu nhập và hoàn cảnh kinh tế.

Thúc đẩy hơn nữa hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực giữa các bên. Tăng cường cơ hội thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực. Khẳng định lại tầm quan trọng của việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bản sắc và sự đa dạng văn hóa.

Bảo vệ và bảo tồn môi trường, bình đẳng giới, quyền lợi của người bản địa, quyền lao động, thương mại, phát triển bền vững, tri thức truyền thống, cũng như tầm quan trọng của việc bảo lưu quyền quản lý của mình vì các lợi ích công cộng.

Theo giới chuyên gia, phiên bản cuối cùng của CPTPP được đánh giá là mang tính bước ngoặt, nhằm cắt giảm rào cản thương mại ở một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thành công của thỏa thuận được các giới chức Nhật Bản và các nước thành viên khác quảng bá là một biện pháp chống lại chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng ở một số nước lớn. 

Việt Nam được hưởng lợi gì?

TS Võ Trí Thành, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương đánh giá, 11 nước trong CPTPP đều cam kết sẽ có những nỗ lực hết sức mình để đưa Hiệp định CPTPP vào hiện thực. Sau khi ký kết, nhiều khả năng cuối năm 2018 hoặc chậm nhất là đầu năm 2019, Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực. 

Theo ông Thành, đây có thể nói là kết quả đáng mừng, đáng kỳ vọng vì trong bối cảnh hiện nay, chủ nghĩa bảo hộ, dân túy, dân tộc cực đoan đang trỗi dậy đang làm chậm lại tiến trình liên kết, hội nhập và tự do hóa thương mại, đầu tư.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Lê Minh Hoàng, trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng, Hiệp định CPTPP sẽ như một sự kế tục của TPP trước đây với 12 nước, trong đó có Mỹ tham gia đã khẳng định, có rất nhiều nước vẫn nhận định quá trình toàn cầu hóa, hội nhập là không thể đảo ngược.

Điều này đem lại lợi ích to lớn cho các nước tham gia cũng như cho toàn thế giới. Hiệp định CPTPP trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục khẳng định khu vực này phải là ngọn cờ đầu, là người đi tiên phong trong quá trình liên kết, hội nhập và tự do hóa thương mại, đầu tư.

Dệt may, da giày và nông thủy sản là 3 lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất khi Việt Nam ký kết CPTPP.
Dệt may, da giày và nông thủy sản là 3 lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất khi Việt Nam ký kết CPTPP.

Còn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định, CPTPP mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt là các lợi ích chưa thể tính toán được đến từ quá trình thúc đẩy cải cách thể chế. Tuy nhiên, CPTPP sẽ tạo ra sự thúc ép rất lớn về cạnh tranh cho cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế nhưng cũng là điều kiện để Việt Nam có tăng trưởng bền vững hơn.

Nhận định về lễ ký kết CPTPP, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, lực lượng lao động của Việt Nam cần thúc đẩy trong việc đào tạo các kỹ năng, đặc biệt khi đi vào giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 về Công nghệ thông tin.

“Đây là thời đại mới, cần phải đào tạo lại lao động để có kỹ năng về công nghệ thông tin. Tất cả mọi lĩnh vực, trước hết bắt đầu từ luật pháp rồi cơ chế về thuế, về tổ chức, về kinh doanh, lao động, tất cả những quy định về luật pháp, những cơ chế liên quan đến những khâu đó cũng phải được thay đổi và đặc biệt nữa là chất lượng hàng hóa Việt Nam phải được nâng cấp”, ông Hiếu nói.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, CPTPP đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ. Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình.

Tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước. Từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên, trong đó có Việt Nam.

Mặc dù lợi ích tiếp cận thị trường Hoa Kỳ không còn nữa nhưng các thị trường của các nước tham gia CPTPP vẫn có quy mô khá lớn, có tầm quan trọng với Việt Nam. Hiệp định sẽ góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico… cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển.

Hiệp định CPTPP cũng sẽ là tiền đề để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn nữa trong khu vực. Trong đó bao gồm cả khả năng Hoa Kỳ quay trở lại tham gia và sự tham gia của các nước khác.

Bộ trưởng Thương mại Australia Steven Ciobo nhận định, CPTPP sẽ giúp tạo ra nhiều việc làm mới cho Australia trong tất cả mọi lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất, khai thác mỏ, dịch vụ và cùng lúc tạo ra những cơ hội mới trong khu vực mậu dịch tự do trải dài khắp châu Mỹ và châu Á.

Với việc tham gia CPTPP, GDP Việt Nam dự báo sẽ tăng thêm 1,3% và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng thêm 4%. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế xâm nhập và tiếp cận sâu vào các thị trường bên kia Thái Bình Dương gồm Canada, Mexico và Peru. Đây là những thị trường mà Việt Nam chưa ký hiệp định thương mại.

CPTPP hứa hẹn về một triển vọng tích cực cho các ngành xuất khẩu mà nước ta có thế mạnh, đặc biệt là dệt may, da giày và nông thủy sản. 

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement