Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ hôm nay

Phân tích

14/01/2019 07:52

Việt Nam trở quốc gia thứ 7 thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), kể từ hôm nay (14/1/2019).

Theo quy định 60 ngày kể từ khi các nước thông báo cho New Zealand (nước lưu chuyển hiệp định) về việc phê chuẩn CPTPP, hiệp định này sẽ hiệu lực với quốc gia đó.Như vậy, với thông báo tới New Zealand từ 15/11/2018, thì hôm nay (14/1/2019) CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam.

Trước Việt Nam, CPTPP đã có hiệu lực với 6 nước từ 30/12/2018, là Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia.

ST_20180310_XCYSIGN_3823440

Đại diện 11 nước thành viên ký CPTPP tại Chile vào tháng 3/2018. Ảnh:The Straits Times

Hiệp định CPTPP tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, có phạm vi thị trường khoảng 500 triệu người dân và chiếm 13% GDP toàn cầu. CPTPP thống nhất các quy định về đầu tư và dịch vụ đối với rất nhiều lĩnh vực, từng bước bãi bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp.

Thị trường của các nước tham gia CPTPP có quy mô lớn với GDP của cả khối chiếm 13,5% GDP toàn cầu, bao gồm Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Vì vậy, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam.

Tính toán của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho thấy, CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 1,7 tỷ USD, hơn 4 tỷ USD xuất khẩu, tăng tương ứng 1,32% và 4,04% đến năm 2035.

Cơ bản giữ nguyên nội dung của hiệp định TPP, nhưng CPTPP cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới.

Với CPTPP, lần đầu tiên Việt Nam cam kết cắt giảm gần 100% dòng thuế; cam kết đối với hoạt động mua sắm công; cam kết đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước; cam kết cho phép người lao động thành lập tổ chức của người lao động không nhất thiết trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; cam kết về vấn đề môi trường, thương mại điện tử...

Ngoài ra, hiệp định này đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ.

Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủpháp luậtcủa nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước; từ đó tạo ra cơ hộikinh doanhmới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên.

ttxvn_det_may
CPTPP tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam.

Cơ hội lớn nhất từ CPTPP với Việt Nam, theo ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ thương mại đa biên (Bộ Công Thương), không phải là việc mở rộng thị trường mà là cải cách thể chế. Sắp tới, Việt Nam sẽ sửa 7 luật và hàng chục Nghị định trong quá trình rà soát pháp luật để phù hợp với các quy định của CPTPP, áp dụng trực tiếp nhiều cam kết, đặc biệt trong lĩnh vực mở cửa dịch vụ và đầu tư.

Cải cách thể chế cũng là "ưu tiên số một" được Tiến sĩ Võ Trí Thành - nguyên Phó viện trưởng Viện Quản lý nghiên cứu kinh tế trung ương (CIEM) nhấn mạnh khi nói về thời cơ của Việt Nam từ hiệp định này.

"Một khi đã bước vào cuộc chơi, thì cũng cần phải chấp nhận sẽ có những rủi ro, thách thức. Những rủi ro, thách thức đôi khi lại là điều cần thiết để có cơ hội tốt cho phát triển bền vững và nhanh hơn", ông Thành nói.

Hiệp định CPTPP được 11 nước thành viên sáng lập gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru và Việt Nam ký kết hồi tháng 3/2018 tại Chile.

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement