Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

CPI của Việt Nam tăng 2,58% trong 8 tháng đầu năm 2022

Chính sách - Hạ tầng

29/08/2022 15:01

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, bình quân 8 tháng năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,64%.

Theo đó CPI tháng 8/2022 của Việt Nam chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước, trong đó khu vực thành thị giảm 0,11%, khu vực nông thôn tăng 0,13%. So với tháng 12/2021, CPI tháng 8 tăng 3,6% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,89%.

Bình quân 8 tháng năm 2022, CPI tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,64%. 

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 2 nhóm hàng giảm giá. Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 8/2022 tăng 1,05% so với tháng trước; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,18%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,26%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,21%; giá dịch vụ giáo dục tăng 1,51%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,43%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,2%; chỉ số giá USD tăng 0,18%.

Trong tháng 8/2022, chỉ số giá của 2 nhóm hàng giảm đã kìm đà tăng của CPI. Cụ thể, chỉ số giá nhóm giao thông giảm 5,51% so với tháng trước; giá vàng giảm 0,9% so với tháng trước.

Tổng cục Thống kê chỉ ra một số nguyên nhân làm tăng CPI trong 8 tháng năm 2022 như giá xăng dầu được điều chỉnh 22 đợt, trong đó chỉ có 8 đợt giảm giá, khiến giá xăng A95 tăng 1.370 đồng/lít; xăng E5 tăng 1.170 đồng/lít và dầu diezen tăng 6.180 đồng/lít. Bình quân 8 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng 45,33% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,63%.

Giá gas trong nước cũng biến động theo giá gas thế giới, với mức tăng 21,1% trong 8 tháng đầu năm nay, so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,31%.

Dịch COVID-19 được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia đình bình quân 8 tháng tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,35%.

Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 8 tháng tăng 7,86% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,16%.

Cùng với đó, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu làm cho giá gạo 8 tháng đầu năm 2022 tăng 1,15% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,03%. Giá các mặt hàng thực phẩm 8 tháng năm 2022 tăng 0,23% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI tăng 0,05%.

Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân làm giảm CPI trong 8 tháng năm 2022 như giá dịch vụ giáo dục giảm 3,14% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, làm CPI chung giảm 0,17%. Giá bưu chính viễn thông giảm 0,46% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm.

Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, lạm phát cơ bản tháng 8/2022 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 8 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,58%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement