Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

COVID-19 khiến hơn 40 hãng hàng không thế giới dừng hoạt động kể từ tháng 1/2020

Kinh tế thế giới

08/10/2020 15:39

Các gói cứu trợ lớn từ Chính phủ đã giúp một số hãng hàng không thoát cảnh phá sản, nhưng nhiều khả năng sẽ có thêm vài hãng bay lao đao trong vài tháng tới, CNBC dẫn lời các chuyên gia hàng không cho biết.

Theo công ty chuyên về dữ liệu di chuyển Cicirum 43 hãng hàng không thương mại đã dừng hoạt động kể từ tháng 1 năm nay, so với 46 hãng trong cả năm 2019 và 56 trong năm 2018. Theo định nghĩa Cicirum, một hãng hàng không dừng hoạt động là một hãng hàng không đã ngừng hoạt động hoàn toàn hoặc tạm ngừng hoạt động.

Brendan Sobie, một nhà phân tích độc lập của Sobie Aviation cho biết: “Nếu không có sự can thiệp từ Chính phủ, chúng ta lẽ ra sẽ có hàng loạt vụ phá sản trong 6 tháng đầu của cuộc khủng hoảng này. Thay vào đó, số vụ phá sản vẫn còn đang trong tầm kiểm soát và rất ít hãng sụp đổ.”

Sobie Aviation cho biết nhiều hãng hàng không vốn đã gặp khó khăn trước khi đại dịch ập đến, nhưng hiện giờ “khả năng sống sót” của các hãng này còn cao hơn nhờ sự trợ giúp của Chính phủ.

COVID-19 khiến hơn 40 hãng hàng không thế giới dừng hoạt động kể từ tháng 1/2020

“Nếu có chăng một điều gì đó may mắn đến với các hãng hàng không trong đại dịch lần này thì đó là tình hình trở nên quá tệ đến nỗi các Chính phủ chẳng còn cách nào khác ngoài hỗ trợ hàng không”, Rob Morris, Trưởng bộ phận tư vấn tại Cirium, nhận định.

Sẽ có thêm nhiều hãng bay lao đao?

Tuy vậy, triển vọng của năm 2020 vẫn còn chưa mấy sáng sủa cho dù có gói hỗ trợ tài chính, ông Morris nói.

“Tôi cho là các hãng hàng không thường tích trữ tiền trong mùa hè để họ có thể tồn tại qua mùa đông,” ông nói thêm. "Mục tiêu của các hãng hàng không hiện nay là "tồn tại bằng mọi giá” và xem liệu mùa hè năm 2021 có mang lại giải pháp hay nhu cầu cao hơn không."

“Nhiều hãng hàng không thường gặp vấn đề vào vài tháng cuối năm”, ông nói với CNBC trong email. Quý I và IV là “những quý khó khăn nhất” vì phần lớn doanh thu được tạo ra trong quý II và III.

COVID-19 khiến hơn 40 hãng hàng không thế giới dừng hoạt động kể từ tháng 1/2020

“Khi mà đà hồi phục nhu cầu ở hầu hết khu vực đã chững lại và nhiều hãng hàng không còn gặp nhiều khó khăn về doanh thu, dòng tiền, chúng tôi dự báo sẽ có thêm nhiều hãng hàng không tạm ngưng hoặc phá sản vào quý IV/2020 và quý I/2021”, ông nói.

Bà Brendan Sobie của Sobie Aviation cũng đồng ý với dự đoán và cho biết một số chính phủ có thể miễn cưỡng bảo lãnh các hãng hàng không lần thứ hai. 

“Thế nhưng, tôi không cho là sẽ có hàng loạt vụ phá sản. Số lượng vụ phá sản và sụp đổ có thể vẫn nằm trong tầm kiểm soát và cũng giãn ra trong một giai đoạn dài”, ông nói.

Các hãng hàng không lớn đã và đang bị tác động mạnh trong đại dịch

Đáng chú ý, các hãng hàng không quy mô lớn đã và đang bị tác động mạnh trong đại dịch lần này, ông Mirris chỉ ra.

Trong tổng số 43 hãng bay dừng hoạt động trong năm 2020, 20 hãng trong số này có ít nhất 10 máy bay so với 12 hãng trong năm 2019 và 10 hãng trong năm 2018, dữ liệu của Cicirum cho thấy.

“Mặc dù chúng tôi đã thấy ít hãng hàng không gặp sự cố hơn trong năm nay, nhưng số lượng các hãng hàng không khai thác từ 10 máy bay trở lên đã nhiều hơn những gì chúng tôi thấy trong sáu năm qua. Vì vậy, rõ ràng là đại dịch đang ảnh hưởng đến các hãng hàng không lớn hơn và khiến họ thất bại,” Morris nói.

Do đó, một số lượng lớn máy bay cũng đã ngừng hoạt động. Khoảng 485 tàu bay đã “nằm đắp chiếu” trong năm 2020, cao hơn mức 431 của năm 2019 và 406 của năm 2018.

COVID-19 khiến hơn 40 hãng hàng không thế giới dừng hoạt động kể từ tháng 1/2020

Ông nhấn mạnh rằng các hãng hàng không có thể phá sản vì mô hình kinh doanh kém hoặc các vấn đề khác. Nhưng những thất bại lớn hơn trong năm 2020 và những thất bại sắp tới là “hệ quả tất yếu của việc mất nhu cầu do đại dịch COVID-19 gây ra”.

“Sau 10 năm mở rộng nhu cầu liên tục, dẫn đến lượng khách hàng toàn cầu tăng gần gấp đôi trong thời gian đó, cú sốc đột ngột này đã khiến các hãng hàng không không có doanh thu và chi phí cao về cơ cấu,” Morris nói thêm.

Tuần này, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cảnh báo ngành hàng không sẽ “đốt” 77 tỷ USD tiền mặt trong 6 tháng cuối năm 2020 và tiếp tục mất 5-6 tỷ USD/tháng trong năm 2021 vì đà hồi phục chậm chạp.

Theo tổ chức này, lưu lượng hành khách có thể trở lại mức trước dịch vào năm 2024.

Hiệp hội cho biết vào tháng 7, lưu lượng hành khách có thể chỉ trở lại mức 2019 vào năm 2024.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement