Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Công nghệ 5G sẽ dẫn dắt các nền kinh tế Đông Nam Á

Vĩ mô

30/09/2019 08:16

Người tiêu dùng vô cùng hào hứng với các hứa hẹn về tốc độ băng thông và mạng di động nhanh hơn với 5G.

Bên cạnh đó, độ trễ mạng và mức tiêu thụ năng lượng thấp củacông nghệ này cũng đang mở ra vô số cơ hội cho các doanh nghiệp.

Theo The ASEAN Post, vào hồi tháng 6, Globe Telecom của Philippines đã chính thức cung cấp dịch vụ băng thông 5G đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á, được giới hạn ở một số vùng miền cụ thể. Nỗ lực hợp tác của Globe Telecom với gã khổng lồ công nghệ thông tin Huawei, đã đem lại một dịch vụ băng thông tại gia với tốc độ nhanh nhất Đông Nam Á.

5G có thực sự thay đổi các doanh nghiệp?
5G có thực sự thay đổi các doanh nghiệp?

Với tốc độ nhanh gấp 20 lần so với 4G, trong vòng vài năm tới, 5G sẽ giúp mọi tác vụ từ xem phim với độ phân giải cao cho tới chơi game trên đám mây trở nên cực kỳ dễ dàng và nhanh chóng. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có thể gia tăng giá trị thông qua ứng dụng Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), robotic nâng cao, cũng như qua số ứng dụng khác.

Theo một báo cáo từ đơn vị tư vấn A.T. Kearney, giá trị gia tăng được dự đoán sẽ đạt mức 147 tỷ USD vào năm 2025, trong đó 81 tỷ là kiếm được thông qua việc tăng cường sử dụng AI trong lĩnh vực giao thương, vận tải, và tài chính.

5G sẽ có độ trễ thấp hơn 10 lần so với 4G, giúp máy móc có thể giao tiếp thuận tiện hơn. Ngoài ra, việc tăng cường sử dụng IoT trong sản xuất cũng sẽ giúp lĩnh vực này tăng thu nhập tới 59 tỷ USD. Còn trong nông nghiệp, ảnh hưởng của 5G lên robotic nâng cao sẽ giúp tăng doanh thu của lĩnh vực tới 7 tỷ USD.

Báo cáo nêu trên có tên “5G in ASEAN: Reigniting Growth in Enterprise and Consumer Markets” (5G tại Đông Nam Á: Khởi động lại sự tăng trưởng với doanh nghiệp và thị trường tiêu dùng), và cũng đã dự kiến rằng, tới năm 2025, doanh thu từ bán hàng sẽ tăng từ 6-9%, trong khi doanh thu doanh nghiệp sẽ tăng 18-22%.

Và ảnh hưởng lớn nhất sẽ nằm ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á – Indonesia, theo sau bởi Malaysia, Singapore và Thái Lan. Tuy nhiên, để đạt được giá trị và hiệu quả cao, sẽ cần một khoảng đầu tư lên tới 10 tỷ USD để xây dựng các cơ sở hạ tầng hỗ trợ 5G.

Cơ sở hạ tầng

Thay vì là các tháp viễn thông cao, các mạng 5G lại sử dụng hàng nghìn đơn vị nhỏ, được gắn vào cột đèn và các kiến trúc khác.

Tuy nhiên, các thiết bị này lại vô cùng đắt đỏ, và do vậy, nếu muốn triển khai 5G tại các vùng xa hoặc nông thôn, Chính phủ sẽ phải tiếp ứng các gói trợ cấp phù hợp.

CP Gurnani, Quản lý và CEO của Tech Mahindra – Một công ty IT có trụ sở tại Ấn Độ, là một người vô cùng tin tưởng vào các thay đổi 5G sẽ đem lại, đặc biệt là với thị trường quốc tế cho doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của chúng. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng, để 5G trở nên phổ biến, trước hết ta phải có đầy đủ cơ sở hạ tầng để hỗ trợ chúng.

Ngoài ra, các chính sách và điều khoản cũng nên chú trọng các vấn đề liên quan tới lĩnh vực y tế, phương tiện liên lạc, và an ninh công cộng. Gurnani cũng đã để lại một lưu ý về việc kiểm soát 5G trên trang web của Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF. Trong đó, ông nhấn mạnh rằng, các Chính phủ và cơ quan luật pháp sẽ phải mở cửa cho các công ty công nghệ, thu hút họ phát triển các công nghệ mới hơn. Và việc kiểm soát cũng không thể lơ là phải có các chính sách cho phép các mô hình doanh thu mới như thương mại hóa dữ liệu và kiểm soát nội dung.

Phổ giá trị

Trong khi sự hợp tác giữa Chính phủ, nhà lập pháp, hành pháp, và doanh nghiệp là yêu tố cần cho việc phát huy tối đa tiềm năng của 5G tại khu vực Đông Nam Á, đạt được những yếu tố này không phải thử thách duy nhất. Cụ thể, khó khăn lớn nhất nằm ở việc phổ cập các dịch vụ 5G và tối ưu hóa mạng 5G.

Ảnh: A.T. Kearney.
Ảnh: A.T. Kearney.

Tại Đông Nam Á, phổ giá trị chủ yếu được sử dụng trong các mục đích quân sự và nhu cầu của Chính phủ, song song với việc sử dụng phổ để duy trì mạng vệ tinh và phát sóng.

Hari Venkataramani và Nikolai Dobberstein, tác giả của báo cáo đã nói về phổ như sau: “Để tìm ra con đường tốt nhất, các nhà quy hoạch cần phải phân tích lượng phổ khả dụng càng sớm càng tốt”.

Đồng thời, họ cũng khẳng định: “Kể cả khi có đủ các yếu tố về phổ và hỗ trợ, thì hiệu quả và ứng dụng của các use case công nghệ này cũng chưa có gì là chắc chắn.”

5G chỉ là công cụ

Một số ví dụ được xem xét bởi Venkataramani và Dobberstein trong việc tiên phong tận dụng giá trị của 5G là ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất, điều phối nguyên vật liệu, logistics, kiểm soát gia súc, và sản xuất nông nghiệp. Trong đó, các ví dụ cụ thể trong trung và dài hạn là robotic từ xa, robot hỗ trợ trong sản xuất, robot hợp tác trong bán lẻ, drone tự động trong ngành dịch vụ.

Việc ứng dụng các use case trên cũng đồng thời phải cân nhắc tới nỗi lo về an ninh mạng, quan ngại về tích hợp thiết bị và công cụ, cũng như các đe dọa của những mạng IoT và sử dụng đa thiết bị.

Do còn nhiều trở ngại trong công tác triển khai, trong tương lai gần, 5G sẽ là một công nghệ bổ trợ cho 4G, chứ không phải thay thế nó ở thị trường Đông Nam Á. Và kể cả Huawei – Công ty viễn thông lớn nhất thế giới, với những thành tựu 5G đáng nói, cũng khuyến cáo công chúng không quá mong đợi công nghệ này.

Cụ thể, tại một phỏng vấn gần đây, ông Ren Zhengfei, Nhà sáng lập và CEO của Huawei đã phát biểu: “5G chỉ là một công cụ, và chúng ta đang làm quá về giá trị và tính hữu dụng của nó. Rất có thể, công nghệ này sẽ không mang lại nhiều thay đổi như tưởng tượng.”

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement