Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Công dụng tuyệt vời của hạt dẻ, được mệnh danh là 'vua trái cây khô'

Sức khỏe

07/12/2023 14:11

Ngoài việc dùng làm thực phẩm để ăn như món hạt dẻ nướng nóng hổi trong mùa lạnh, loại hạt này còn là vị thuốc quý dùng để chữa nhiều loại bệnh.

‏Được nhiều người ưa chuộng, có giá không hề rẻ‏

‏Cây hạt dẻ là một loài thực vật thuộc loại thân gỗ, có thể sống lâu năm và có nguồn gốc từ những nước ở khu vực châu Âu, châu Á. Sau một thời gian được ưa chuộng rộng rãi, loại hạt này đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc cũng trồng rất nhiều. Cứ vào cuối thu và đầu đông, hạt dẻ ở nước ta bước vào vụ thu hoạch.

Khi khí trời dần chuyển sang mát mẻ hay bắt đầu lạnh vào mùa đông, chúng ta lại nghĩ ngay đến những túi hạt dẻ nóng hôi hổi và cái vị bùi bùi của nó khi ăn. Đây là món ăn vặt khoái khẩu được hầu hết mọi người yêu thích, vì vậy giá loại hạt này khi sang mùa lạnh cũng tăng vọt.

Công dụng tuyệt vời của hạt dẻ, được mệnh danh là 'vua trái cây khô'- Ảnh 1.

Hạt dẻ rang, món ăn vặt khoái khẩu mà bất cứ ai cũng cực thích, nhất là mỗi khi trời trở lạnh. Ảnh minh họa

Không chỉ thơm ngon, các nghiên cứu dược lý hiện đại đã chỉ ra rằng, hạt dẻ là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, rất phù hợp để bồi bổ sức khỏe. 

Trong thành phần của nó chứa nhiều vitamin và nguyên tố vi lượng. Đặc biệt, các axit amin có trong nhân hạt dẻ còn rất dễ hấp thu, có tác dụng bồi bổ cơ thể người. Vì không chứa nhiều dầu, hạt dẻ còn có tác dụng ăn kiêng rất có lợi cho cơ thể con người, đặc biệt là với phụ nữ có thai và người già yếu.

Bổ thận, tốt cho tim mạch, ngừa nguy cơ ung thư

Hạt dẻ còn gọi là sơn hạch đào là hạt của cây dẻ có tên khoa học là Castanea Mollissima, thuộc họ sồi dẻ (Fagaceae). Thành phần chủ yếu của hạt dẻ gồm có tinh bột, protein, lipit, các vitamin B1, B2, C và các khoáng chất.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong tất cả các loại hạt, chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin C. Các loại hạt dẻ khô chứa lượng vitamin khá cao. Bên cạnh đó, với thành phần giàu tinh bột nên loại hạt này có khả năng cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.

Nhờ thành phần dinh dưỡng cao mà hạt dẻ đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chứng minh, hạt dẻ có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch. Loại axit béo thuộc họ Omega-3 trong hạt dẻ có tác dụng giúp kháng viêm và bảo vệ tim. Ngoài ra, chất phytosterol được coi là chất giúp giảm sự hấp thu cholesterol vào trong máu.

Điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng

Hạt dẻ có chứa hàm lượng kali phong phú nên được coi là loại hạt có thể giúp giảm bớt căng thẳng, giải tỏa tinh thần hiệu quả. 

Cũng nhờ vậy, nó giúp thận thải natri dư thừa ra khỏi cơ thể bạn qua nước tiểu, loại bỏ tác nhân có thể gây ra huyết áp cao. Hạt dẻ giúp các mạch máu của bạn thư giãn, điều này giúp điều hòa huyết áp cơ thể.

Tăng cường chức năng nội tạng

‏Y học Trung Quốc cho rằng hạt dẻ có chức năng tăng cường chức năng lá lách và dạ dày, mạnh gân cốt và hoạt huyết, rất thích hợp cho chứng buồn nôn và tiêu chảy do tỳ vị hư yếu, đau thắt lưng và đầu gối do thận hư, và suy gan, dạ dày ở trẻ em. 

Ăn hạt dẻ có thể bồi bổ dạ dày và tăng cường sinh lực cho lá lách. Bệnh nhân bị tiêu chảy mãn tính và bệnh đường ruột ăn hạt dẻ sẽ có hiệu quả giảm tình trạng bệnh.

Công dụng tuyệt vời của hạt dẻ, được mệnh danh là 'vua trái cây khô'- Ảnh 2.

Đây là loại hạt rất giàu chất dinh dưỡng, tốt cho thể chất, tăng cường chức năng miễn dịch và sức khỏe. Ảnh minh họa

Giảm triệu chứng loãng xương

Hạt dẻ còn chứa một hàm lượng đáng kể canxi, vitamin K, magiê và đồng, có tác dụng mật thiết cho quá trình cải thiện sức khỏe của xương. Từ đó, nó góp phần ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng như loãng xương do tuổi già, yếu tay chân, đau thắt lưng và đau chân…

Có thể nói đây là loại thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe người cao tuổi, ăn thường xuyên có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa bách bệnh, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.

Vị thuốc quý trong các bài thuốc dân gian

Trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc sử dụng hạt dẻ như một cách để bồi bổ cơ thể sau khi ốm, mất ngủ, viêm phế quản, đau dạ dày hoặc để trừ giun sán.

Bổ thận, mạnh gân cốt: Dùng hạt dẻ, gạo tẻ nấu thành cháo, cho thêm đường trắng, ăn mỗi ngày một lần.

Chữa suy nhược cơ thể, tay chân đau nhức, yếu mệt: Dùng hạt dẻ khô khoảng 30 g đem nấu chín với nước, cho thêm đường đỏ, ăn một lần trước lúc ngủ.

Trị chứng thận hư, đau nhức xương khớp ở người già: Dùng 30 g hạt dẻ tươi nướng hoặc hấp chín, ăn hai lần vào buổi sáng và tối.

Trị hen suyễn, thận và khí hư ở người già: Dùng 60 g hạt dẻ tươi, thịt lợn nạc vừa đủ, 2-3 lát gừng tươi, hầm ăn mỗi ngày một lần.

Trị viêm miệng - lưỡi, viêm âm nang do thiếu vitamin B2: Hạt dẻ rang chín, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần 5-7 hạt.

Trị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn: Dùng 30 g hạt dẻ, 12 g phục linh, 10 quả táo, 60 g gạo tẻ, rửa sạch nấu thành cháo. Khi ăn, cho thêm đường trắng.

Công dụng tuyệt vời của hạt dẻ, được mệnh danh là 'vua trái cây khô'- Ảnh 3.

Vào mùa thu, người Nhật thường cho thêm hạt dẻ nấu cùng cơm để món ăn thêm hấp dẫn, đồng thời dưỡng da căng hồng. Ảnh minh họa

Những lưu ý khi ăn hạt dẻ

Mặc dù hạt dẻ ngon và bổ nhưng nếu ăn thường xuyên sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Thành phần của hạt dẻ hầu như không có chất xơ, nên ăn nhiều sẽ gây táo bón. Những người tiêu hoá kém không nên ăn hạt dẻ nhiều dễ làm tổn thương tỳ vị.

Người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ vì sẽ sản sinh nhiều axit dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, người bị nặng sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày. Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lỵ, phụ nữ sau khi sinh không nên ăn nhiều hạt dẻ. Mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt dẻ to để tránh bị táo bón.

Khi ăn hạt dẻ cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay.

Trước khi rang hay chế biến món ăn từ hạt dẻ nên lưu ý cần rửa sạch hạt dẻ hoặc bóc vỏ. Không nên rang hạt dẻ đến mức cháy khét vì sẽ làm giảm đi hàm lượng dưỡng chất trong hạt dẻ. Để bảo quản hạt dẻ được tốt nên để chỗ thoáng mát, sạch sẽ, phòng mối mọt.

‏Trên thị tường còn có loại hạt dẻ nhập từ Trung Quốc. Loại này được rao bán quanh năm chứ không chỉ mùa thu - đông, rất to, tròn, mỏng vỏ, bóng bẩy và vỏ không có lông tơ. Tuy nhiên, khi luộc chín, loại này không có mùi thơm như hạt dẻ Sapa, Lạng Sơn, Cao Bằng.

Hạt dẻ tươi trong tự nhiên thường chỉ để được khoảng 10 ngày nên khi mua thường lẫn những hạt bị hỏng sớm. Lúc mua, nên chú ý màu sắc của hạt dẻ, chọn những hạt nâu bóng, đặc biệt là những hạt có các sợi lông tơ và lớp lông tơ này nhìn vẫn còn tươi.

Hạt dẻ ngon bóc ra có mùi thơm đặc trưng, không bị đen đầu, nhân hạt có màu trắng ngà. Khi lắc hạt không có tiếng kêu là hạt còn tươi và ngon.

(Tổng hợp)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement