Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Con gái ông Vũ Văn Tiền, Mai Hữu Tín chia sẻ chuyện kế nghiệp gia đình

Quản trị

12/02/2021 19:06

Nếu như thế hệ F1 làm việc theo kinh nghiệm thì thế hệ F2 lại được học hành bài bản hơn.

Xuất hiện trong toạ đàm về câu chuyện chuyển giao thế hệ kế cận trong các doanh nghiệp gia đình Việt Nam diễn ra chiều 30/10 tại Hà Nội, các con của ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco và ông Mai Hữu Tín, đã có những chia sẻ về việc kế nghiệp.

f2ok-7818-1604119057.jpg
Một trong những dịp hiếm hoi các F2 có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với các F1 để chia sẻ về những vấn đề trong chuyển giao thế hệ. Ảnh: Thu Hà.

Vũ Thị Thu Quỳnh, con ông Vũ Văn Tiền, về nước năm 2019 sau thời gian du học. 9X này hiện làm giám đốc một chi nhánh của ABBank, nơi ông Vũ Văn Tiền đang làm Phó Chủ tịch HĐQT. “F2 chúng ta xuất hiện tại đây đều có chung ước mơ là làm thế nào để thành công, để hỗ trợ gia đình”, lần đầu tiên xuất hiện trên truyền thông trong một tọa đàm có đầy đủ 2 thế hệ doanh nhân F1 và F2, Vũ Thị Thu Quỳnh chia sẻ. Câu chuyện tiếp quản công việc của gia đình, với cô, như một lẽ tự nhiên. Sau khi về nước, việc đầu tiên của Quỳnh là đi kiếm thầy để học. Cô đi thực tập tại nhiều phòng ban, trước khi quay về làm giám đốc chi nhánh như hiện tại. 

“Tôi không học chuyên về tài chính nên luôn xác định mình phải học hỏi nhiều hơn, không sợ bị người khác đánh giá. 2 tháng đầu tiên, mọi việc cũng khó khăn nhưng sau đỡ dần. Tôi trưởng thành nhanh trong thời gian ở chi nhánh. Khó nhất chắc vẫn là thuyết phục lãnh đạo ngân hàng vì sao phải làm thế và đây cũng là thử thách hiện tại của tôi”, F2 của ông Vũ Văn Tiền bày tỏ.

vu-thi-thu-quynhok-5372-1604119057.jpg
Vũ Thị Thu Quỳnh, con gái ông Vũ Văn Tiền hiện làm việc tại ABBank, cho rằng F2 sẵn sàng đóng góp bằng cách phản biện để đi đến được quyết định. Ảnh: Thu Hà. 

Vũ Thị Thu Quỳnh nói về mong muốn được tham gia tham mưu, thảo luận và phản biện với thế hệ F1 trong công việc. “F1 xây dựng doanh nghiệp do năng lực, trải qua nhiều khó khăn còn F2 có điều kiện được học hành bài bản hơn nên có thể đóng góp từ những gì đã học được bằng cách sẵn sàng học hỏi, phản biện để mọi thứ win - win”, Quỳnh nói.

Mai Ngọc Hảo, con gái ông Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành Mai Hữu Tín, cô gái có dáng người nhỏ nhắn, giọng nói ngọt ngào cũng lần đầu tiên xuất hiện trước truyền thông.  Mai Ngọc Hảo hiện đảm nhiệm công việc tại một khách sạn trong hệ sinh thái doanh nghiệp của ông Mai Hữu Tín. Công việc này phù hợp với ngành học của cô tại nước ngoài là quản lý nhà hàng khách sạn. Hảo kể cô tốt nghiệp cuối năm 2016, sau 3,5 năm học tại Thuỵ Sĩ.

Tốt nghiệp xong, cô làm việc tại 2 công ty. Sau đó, gia đình kinh doanh khách sạn. “Đọc một cái hợp đồng tôi mới nhận ra là mình không biết về đầu tư, phải ra ngoài làm để hiểu. Đầu tiên tôi làm ở một công ty định giá tài sản bất động sản. 4 tháng sau, tôi có cơ hội làm trợ lý cho lãnh đạo cấp cao một công ty đầu tư phát triển dự án bất động sản. Tại đây tôi học được nhiều, từ các kiến thức, thực tế, đến câu chuyện logic, quản trị cảm xúc…”, F2 của ông Mai Hữu Tín chia sẻ câu chuyện của mình.

mai-ngoc-haook-5107-1604119057.jpg
Mai Ngọc Hảo, con gái ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch HĐQT Gỗ Trường Thành. Ảnh: Thu Hà. 

“Khi làm việc, F2 chúng con cần sự công bằng, cần mọi người trong doanh nghiệp biết là chúng con ngồi vào vị trí này là vì xứng đáng chứ không phải vì là con gái của ông chủ. Chúng con cũng cần được F1 trao cho quyền tự quyết, có những phút giây ngồi tĩnh lại để tự phân tích và đưa ra quyết định. Chúng con cần F1 chỉ lối đi thay vì đích đến”, cô nhắn nhủ đến thế hệ F1.

Những chia sẻ trên của F2 được F1 ghi nhận. Theo ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam, nếu như thế hệ F1 làm việc theo kinh nghiệm thì thế hệ F2 lại được học hành bài bản hơn. Dù vậy, chính điều này cũng tạo ra những khác biệt về văn hoá giữa 2 thế hệ và cần có điều chỉnh để F1 có thể chuyển giao, F2 có thể tiếp quản doanh nghiệp gia đình. F1 cần tiếp cận cởi mở còn F2 cần phấn đấu, có ý thức trách nhiệm.

“Nhiều doanh nghiệp lớn không thành công trong chuyển giao là điều đáng buồn nhất. Với doanh nghiệp nhỏ lại càng khó, nên nếu không gặp gỡ giao lưu thì khó mà F1, F2 có cùng ngôn ngữ”, ông Đoàn bày tỏ. Ông cũng chia sẻ về sự ra đời của Học viện Sao Đỏ F2 dựa trên một trong 5 mục tiêu của CLB doanh nhân Sao Đỏ là hướng đến giới trẻ, hỗ trợ khởi nghiệp. Khoá đầu tiên sẽ có 20 F2 của các doanh nhân tham gia. 

Ngọc Đan
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement