Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Con đường sự nghiệp 'hoa hồng' của tân CEO Uber

Quản trị

01/09/2017 01:53

Sinh ra trong gia đình Iran giàu có tị nạn vào Mỹ, Khosrowshahi trải qua con đường sự nghiệp đầy “hoa hồng”...

Mới đây, hội đồng quản trị của startup gọi xe Uber công bố giám đốc điều hành (CEO) mới là Dara Khosrowshahi - cựu CEO của công ty du lịch Expedia. Dù là người Iran tị nạn ở Mỹ, Khosrowshahi có cuộc sống và sự nghiệp khá suôn sẻ và thuận lợi nhờ khả năng cũng như nền tảng kinh doanh sẵn có của gia đình. Giờ đây, ông chuẩn bị là người dẫn dắt Uber - startup giá trị nhất tại thung lũng Silicon được định giá khoảng 60 tỷ USD.
Theo Canadian Business, Khosrowshahi sinh ra trong gia đình giàu có và nổi tiếng tại Iran - gia đình sáng lập một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực y tế, hóa chất, thực phẩm, phân phối. Tuy nhiên, trong cuộc Cách mạng Iran, công ty của gia đình ông bị chính quyền mới tịch thu và xung công quỹ. Do đó, cả gia đình Khosrowshahi phải trốn chạy khỏi đất nước.
Khosrowshahi tới Mỹ năm 9 tuổi và sống cùng gia đình người bác tại Tarrytown, New York - thị trấn nhỏ cách Manhattan 25 dặm về phía bắc.
Khosrowshahi cùng các anh em họ đã theo học trường tư Hackley School dự bị để vào học các trường đại học thuộc nhóm danh giá tại Tarrytown. Các cựu học sinh ở đây gồm có George Hamilton và tỷ phú dầu mỏ Fred Koch.
Một trong những người bác khác của Khosrowshahi là tỷ phú Hassan Khosrowshahi - người đã chọn tị nạn tới Canada sau khi rời khỏi Iran. Hassan đã thành lập hãng điện tử Future Shop (sau này bán cho Best Buy) và sau đó sáng lập một công ty dược phẩm và âm nhạc.
Anh trai ông, Kaveh Khosrowshahi hiện là giám đốc điều hành ngân hàng đầu tư Allen & Co. Một số anh họ của ông thì làm việc tại Google. Anh họ Amir Khosrowshahi làm việc tại Intel sau khi Intel mua lại công ty phát triển trí tuệ nhân tạo do Amir đồng sáng lập vào năm ngoái với giá 400 triệu USD.

Hai người anh em họ sinh đôi Ali và Hadi Partovi cũng bán startup của mình cho MySpace với giá 20 triệu USD vào năm 2009 và trở thành nhà đầu tư vào các startup như Airbnb, Dropbox, Uber, và Facebook. Họ cũng đồng sáng lập Code.org.
Theo đó, Khosrowshahi có nền tảng gia đình và mạng lưới khổng lồ trong giới kinh doanh và công nghệ.
Sau khi lấy bằng kỹ sư điện tại trường đại học Brown thuộc nhóm Ivy, Khosrowshahi bắt đầu làm việc tại Allen & Co trong suốt những năm 1990. Hiện ông vẫn thường tham dự các cuộc hội thảo Sun Valley nổi tiếng của công ty này.
Sau đó, ông chuyển sang làm một vị trí điều hành tại kênh truyền hình USA Networks và có những bước tiến đầu tiên vào công nghệ phát trực tuyến (streaming).

"Tôi đã thất bại hoàn toàn", Khosrowshahi chia sẻ về quãng thời gian đó. "Chi phí streaming nội dung khi đó cao vượt mọi doanh thu có được. Càng đầu tư nhiều càng lỗ nhiều".
Tuy vậy, sự nghiệp của ông tại USA Networks không hoàn toàn bị cho là thất bại. Ông được coi là "học trò" của biểu tượng ngành truyền thông Barry Diller.

Tháng 7/2001, Diller và Khosrowshahi cùng xúc tiến thương vụ mua Expedia từ tay Microsoft với giá khoảng 1,3 tỷ USD. USA Networks sau đó đổi tên thành InterActiveCorp (IAC).
Sau đó, Khosrowshahi tiếp tục làm giám đốc chiến lược/tài chính của IAC cho đến năm 2005 khi ông chính thức thành CEO của Expedia, còn Diller thành chủ tịch.
Trong suốt 12 năm điều hành công ty, Khosrowshahi đã đưa Expedia trở thành công ty du lịch trực tuyến lớn nhất tại Mỹ. Doanh thu của Expedia tăng từ 2,1 tỷ USD năm 2005 lên 8,7 tỷ USD vào năm 2016.

Cũng giống như các thành viên khác trong gia đình, Khosrowshahi là người sinh ra có tố chất để điều hành các đế chế kinh doanh lớn. Expedia hiện sở hữu các thương hiệu như Hotels.com, Orbitz, Trivago, HomeAway, Travelocity...
Năm 2015, với những đóng góp lớn của mình, cùng khoản lương thưởng gần 4 triệu USD, Khosrowshahi được thưởng cổ phiếu trị giá 91 triệu USD, trở thành CEO được trả cao nhất trong nhóm các công ty thuộc nhóm S&P năm đó.
Tuy nhiên, số cổ phiếu thưởng đó cũng đồng nghĩa với hợp đồng làm việc dài hạn kéo dài hơn 5 năm. Và Khosrowshahi chỉ có thể nhận số cổ phiếu này nếu còn làm việc tại Expedia tới năm 2020 và cổ phiếu đạt mức giá 170 USD.
Theo đó, khi rời Expedia để sang làm CEO cho Uber, Khosrowshahi đã "mất trắng" số tiền này triệu USD trước khi nhận số cổ phiếu khổng lồ trên.
Khosrowshahi - người có cuộc sống sung túc từ nhỏ - được cho là sẽ không đảm nhận vị trí CEO của Uber vốn tiềm tàng nhiều thách thức - nếu không được trả lương hậu hĩnh.
Uber đã biến nhiều nhà đầu tư sớm thành tỷ phú nhờ giá trị cổ phiếu tăng mạnh. Nếu làm tốt, Khosrowshahi nhiều khả năng cũng gia nhập hàng ngũ tỷ phú.
Ở vai trò lãnh đạo, Khosrowshahi được cho là ngược lại hẳn so với nhà sáng lập, cựu CEO của Uber Travis Kalanick. Khosrowshahi được biết đến là người thân thiện, điềm tĩnh và vui vẻ. Theo xếp hạng trên trang Glassdoor, ông nhận được tỷ lệ ủng hộ của nhân viên lên tới 94%.
KIM TUYẾN (VnEconomy)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement