Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu VPB đang trong giai đoạn tích luỹ

Chứng khoán

25/12/2018 08:32

Cổ phiếu VPB có thể sẽ tích lũy trong nền giá 20-22.5 trong giai đoạn tới, trước khi hình thành xu thế rõ ràng hơn.

Điều chỉnh ngắn hạn

Phân tích kỹ thuật của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-BSC cho thấy, xu hướng hiện tại của cổ phiếu VPB là “Tích lũy”. Chỉ báo xu hướng MACD phân kỳ tại đường trung tâm, MACD hướng xuống.

Chỉ báo RSI ở vùng trung lập, chạm kênh Bollinger dưới. Về đường MA, đường MA20 hội tụ đường MA50 và cả đường MA đều hướng xuống.

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu VPB cho thấy, đang tích lũy trong nền giá 20-22.5.
Phân tích kỹ thuật cổ phiếu VPB cho thấy, đang tích lũy trong nền giá 20-22.5.

BSC nhận định cổ phiếu VPB của VPBank đang tích lũy lại quanh nền giá 20 sau khi chạm ngưỡng kháng cự 22.5. Thanh khoản cố phiếu hiện tại đang ở dưới mức trung bình, báo hiệu một chu kỳ tích lũy.

Chỉ báo RSI đã chạm kênh Bollinger dưới và đã có dấu hiệu bật tăng trở lại. Nhưng chỉ báo MACD báo hiệu cổ phiếu đang trong xu hướng giảm khi đường tín hiệu vẫn tạo gap với đường MACD và chưa có tín hiệu hồi lại.

Vận động 3 đường MA cũng cho thấy cổ phiếu đang trong nhịp điều chỉnh ngắn hạn. Như vậy, cổ phiếu VPB có thể sẽ tích lũy trong nền giá 20-22.5 trong giai đoạn tới trước khi hình thành xu thế rõ ràng hơn.

Trước đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect (VND) cũng có báo cáo cập nhật về cổ phiếu VPB của VPBank. VNDirect đánh giá, lợi nhuận quý III năm 2018 của VPBank giảm do tín dụng giảm tốc và chi phí dự phòng tăng mạnh.

Cụ thể, tăng trưởng cho vay hợp nhất giảm xuống còn 19,3% so với mức tăng 29,0% trong quý III năm 2017. Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng tại cả VPBank và công ty con về tài chính tiêu dùng là FE Credit đều chậm lại do Ngân hàng Nhà nước thắt chặt kiểm soát tín dụng.

Do đó, biên lãi ròng (NIM) quý III giảm 49% so với cùng kỳ. Thu nhập lãi thuần quý III tăng 11,9% so với cùng kỳ trong khi thu nhập ngoài lãi tăng 74,8% so với cùng kỳ, nhờ thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và thu hồi nợ xấu cải thiện.

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh quý III tăng 21,1% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng 69,1% của chi phí dự phòng, khiến cho lợi nhuận trước thuế quý III giảm 26,2% so với quý III năm 2017.

Thu nhập lãi thuần trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng 21,7% so với cùng kỳ. Tăng trưởng thu nhập lãi thuần đến từ tăng trưởng cho vay, đạt 19,3% so với cùng kỳ và NIM 9 tháng đầu năm 2018 tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.

Nợ xấu tăng

Dù NIM 9 tháng đầu năm 2018 cao hơn 9 tháng đầu năm 2017 nhưng trong quý III năm 2018, NIM bắt đầu giảm do tín dụng tại FE Credit giảm tốc. So với cuối năm 2017, dư nợ cho vay hợp nhất tăng 9,5%. Trong đó dư nợ của ngân hàng mẹ tăng 11,3% so với 12,4% trong 9 tháng đầu năm 2017, trong khi dư nợ của FE Credit tăng khá khiêm tốn, ở mức 4,2% so với 28,3% trong 9 tháng đầu năm 2017.

Thu nhập ngoài lãi 9 tháng đầu năm 2018 tăng 49,1% so với cùng kỳ nhờ thu hồi nợ xấu tăng mạnh. Thu nhập ngoài lãi tăng mạnh nhờ cải thiện thu hồi nợ xấu, tăng 142% so với cùng kỳ và lãi 251 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối so với khoản lỗ 43 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2017 và khoản phí trả trước bất thường 850 tỷ đồng từ AIA.

Nợ xấu của VPBank đang tăng mạnh.
Nợ xấu của VPBank đang tăng mạnh.

Nếu không tính khoản thu nhập bất thường 850 tỷ đồng từ AIA thì thu nhập ngoài lãi 9 tháng đầu năm 2018 tăng 16,8% so với cùng kỳ. Thu nhập phí dịch vụ hợp nhất 9 tháng đầu năm giảm 3,1% so với cùng kỳ do FE Credit ghi nhận lỗ 72 tỷ đồng, trong khi lãi 343 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2017. Sự sụt giảm mạnh về thu nhập phí dịch vụ của FE Credit được bù đắp bởi mức tăng 55,5% của VPBank.

Theo VNDirect, nợ xấu của VPBank tăng là do tín dụng giảm tốc. Tỷ lệ nợ xấu tăng ở cả ngân hàng mẹ và FE Credit, khiến cho tỷ lệ nợ xấu hợp nhất tăng từ 3,1% vào cuối 9 tháng đầu năm 2017 lên 4,7% vào cuối 9 tháng đầu năm 2018.

Nợ xấu tăng, VPBank đã tăng cường xóa nợ và trích lập dự phòng, dẫn đến chi phí dự phòng rủi ro tăng 45,8% so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng sụt giảm cùng với nợ xấu tăng đã khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh. Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng giảm tốc cũng ảnh hưởng đến doanh thu. Do đó hạn chế khả năng xóa bỏ nợ xấu của ngân hàng.

VNDirect cũng cho rằng, trong 9 tháng đầu năm 2018 VPBank tăng trưởng thấp hơn dự báo của VND. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 6.125 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ, thấp hơn kỳ vọng và chỉ hoàn thành 59% dự báo cả năm của VNDirect.

VNDirect cho biết thêm, động lực tăng giá của VPB đến từ sự phục hồi của tăng trưởng tín dụng mà điều này sẽ giúp doanh thu cải thiện. Rủi ro giảm giá đến từ việc nợ xấu tiếp tục tăng sẽ khiến chi phí tín dụng tăng.

TUYẾT HƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement