22/02/2022 18:54
Cổ phiếu khuyến nghị phiên 23/2: CTD, SZC, PVD, FCN, MWG, BMP
CTD, SZC, PVD, FCN, MWG, BMP là những cổ phiếu cần lưu ý trong phiên giao dịch 23/2, theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị CTD: Chốt lãi tại ngưỡng 110.000 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC): Cổ phiếu CTD của Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons nằm trong xu hướng tích lũy quanh ngưỡng 96.1. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu trong các phiên giao dịch gần đây.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đang cho thấy dấu hiệu chuyển sang xu hướng tích cực. Đường giá cổ phiếu đã vẫn đang cần kiểm tra ngưỡng MA20 và MA50, cho thấy xu hướng tăng giá đang dần hình thành.
Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 96.1, chốt lãi tại ngưỡng 110.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 93.0.
Khuyến nghị SZC: Khả quan với giá mục tiêu cao hơn 90.800 đồng/CP
CTCK VNDIRECT (VND): Doanh thu Q4/21 của CTCP Sonadezi Châu Đức (HOSE- Mã: SZC) tăng 108,9% so với cùng kỳ lên 147,7 tỷ đồng, chủ yếu từ doanh thu bất động sản (BĐS) KCN (tăng 198,4% so với cùng kỳ lên 144,7 tỷ đồng). Biên LN gộp Q4/21 tăng 24,1 điểm % so với cùng kỳ lên 64,0% nhờ giá thuê tại KCN Châu Đức tăng 10-15% so với cùng kỳ. Do đó, LN ròng Q4/21 tăng 186,7% so với cùng kỳ lên 68,1 tỷ đồng. Lũy kế, LN ròng 2021 tăng 74,0% so với cùng kỳ lên 324 tỷ đồng, cao hơn 18,2% so với dự báo.
VND tin rằng xu hướng tăng giá cho thuê tại KCN Châu Đức sẽ tiếp tục trong 2022 nhờ nhu cầu thuê đất KCN cao và cơ sở hạ tầng tại Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) đang được đẩy mạnh phát triển.
VND cho rằng doanh thu từ BĐS KCN năm 2022-24 sẽ tiếp tục khả quan với tốc độ tăng trưởng kép 22,5% nhờ cho thuê 40-60ha đất KCN mỗi năm và giá cho thuê trung bình tăng 10-15% mỗi năm, dao động 75-95 USD/m2/kỳ thuê.
SZC đã hoãn bàn giao các lô đất nền tại dự án Sonadezi Hữu Phước sang 2022 do dịch COVID-19. Tuy nhiên, SZC vẫn ghi nhận doanh số ký bán tích cực và nhận khoản góp vốn 220,6 tỷ đồng trong 2021.
VND kỳ vọng DT từ BĐS dân cư sẽ đóng góp 30-35% vào doanh thu 2022-24. Hơn thế nữa, SZC đã thông qua nghiên cứu khả thi dự án KĐT Châu Đức với tổng giá trị phát triển hơn 14.500 tỷ đồng vào đầu 2022. VND tin rằng SZC sẽ đẩy mạnh các thủ tục pháp lý tại dự án này sau hơn 10 năm, để nắm bắt xu hướng giá đất tăng tại BR-VT.
Do tiến độ thi công nhà phố thương mại tại dự án Sonadezi Hữu Phước nhanh hơn dự kiến, cùng với lượng bàn giao bị hoãn từ 2021 do dịch COVID-19, VND nâng dự phóng LN ròng 2022-24 lần lượt tăng 28,9%/24,5%/20,0% lên 588 tỷ đồng ( 81,7% svck)/765 tỷ đồng ( 30,1% so với cùng kỳ)/980 tỷ đồng ( 28,2% so với cùng kỳ).
Theo đó, VND duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu cao hơn 90.800 đồng/cp. Tiềm năng tăng giá là 1) doanh thu bán đất KCN và nhà ở tốt hơn dự kiến, 2) giải phóng mặt bằng nhanh hơn giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Rủi ro giảm giá là 1) dịch bùng phát làm ảnh hưởng tiến độ đầu tư và bán hàng, và 2) tiến độ pháp lý tại các dự án KĐT chậm hơn dự kiến.
Khuyến nghị PVD: Khả quan với giá mục tiêu cao hơn là 37.700 đ/CP
CTCK VNDIRECT (VND): Doanh thu (DT) Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HOSE – Mã: PVD) Q4/21 tăng 64% svck lên 1.334 tỷ đồng nhờ: (1) hiệu suất sử dụng giàn tự nâng (JU) cải thiện (từ 71% trong Q4/20 lên 77% trong Q4/21), (2) ghi nhận DT từ giàn thuê ngoài, và (3) DT mảng dịch vụ giếng khoan cao hơn.
Mặc dù biên LN gộp Q4/21 tăng 5,8 điểm % svck, LN ròng Q4/21 của PVD vẫn giảm 16,8% so với cùng kỳ xuống 49,6 tỷ đồng do: (1) LN từ công ty liên kết giảm (-79% so với cùng kỳ) và (2) thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh (HĐKD) cốt lõi giảm so với cùng kỳ.
Trong năm 2021, doanh thu giảm 23,7% so với cùng kỳ xuống 3.988 tỷ đồng và lợi nhuận ròng giảm 89,7% so với cùng kỳ xuống 19,2 tỷ đồng do giá thuê giàn tự nâng giảm (-13,4% so với cùng kỳ) do tác động của giá dầu cao tới HĐKD của PVD có độ trễ và mức ghi nhận hoàn nhập dự phòng giảm so với cùng kỳ. LN ròng 2021 chỉ đạt 23,6% dự phóng do chúng tôi dự báo LN tài chính thuần cũng như LN từ công ty liên kết cao hơn.
Rystad Energy dự báo các khoản đầu tư vào khai thác khí đốt toàn cầu sẽ tăng 14% so với cùng kỳ trong khi đầu tư vào khai thác dầu thô sẽ tăng 7% so với cùng kỳ trong năm nay, điều này sẽ có lợi cho lĩnh vực khoan dầu khí trên toàn cầu.
Theo dữ liệu của IHS Markit, VND nhận thấy sự phục hồi đáng kể của giá thuê giàn JU tại Đông Nam Á trong Q4/21 theo sau đà tăng của giá dầu. Điều này là tiền đề để chúng tôi nâng giả định giá thuê giàn JU năm 2022 lên 70.000 USD với mức tăng trưởng hàng năm là 3% từ năm 2023.
Hiện hai trong bốn giàn JU của PVD đã có hợp đồng khoan đến cuối 2022 trong khi hai giàn còn lại đang tham gia đấu thầu. VND tin rằng công ty sẽ sớm đạt được thêm các hợp đồng mới khi nhu cầu khoan phục hồi ở cả TT trong nước và khu vực nhờ giá dầu tăng mạnh.
Do đó, VND kỳ vọng hiệu suất sử dụng giàn JU sẽ cải thiện lên 90% trong năm 2022-23. Nhìn chung, VND dự báo HĐKD của PVD sẽ trở lại quỹ đạo tăng trưởng từ năm 2022 nhờ TT khoan phục hồi và giàn TAD hoạt động trở lại.
Theo đó, VND nâng khuyến nghị thành Khả Quan với giá mục tiêu cao hơn là 37.700 đ/cp. Giá mục tiêu 1 năm của VND dựa trên 1,15 lần P/B 2022, với mức tiềm năng tăng giá là 20,8%.
VND áp dụng P/B mục tiêu tương đương với P/B trung bình giai đoạn 2011-16 khi giàn TAD còn hoạt động. Động lực tăng giá gồm giá dầu tăng và việc công bố chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu trong 6T22. Rủi ro giảm giá là giá dầu giảm và hiệu suất sử dụng giàn thấp hơn kỳ vọng.
Khuyến nghị FCN: Có thể xem xét mua ngắn hạn ở mức giá hiện tại
Q4/2021 FCN (CTCP FECON - Sàn – Sàn HOSE) ghi nhận doanh thu 1.275 tỷ, tăng 12% YoY, LNST ghi nhận 44 tỷ, giảm 13% YoY. Lũy kế cả năm 2021, FCN ghi nhận doanh thu đạt 3.484 tỷ đồng, tăng 11% YoY, LNST đạt 115 tỷ, giảm 14% YoY. Như vậy, FCN đã hoàn thành 89% kế hoạch doanh thu và 66% kế hoạch LNST.
Doanh thu FCN đã hồi phục trong Q4/2021 sau khi COVID được kiểm soát, biên lợi nhuận gộp cải thiện lên mức 14,5% (cùng kỳ 12,9%). Tuy nhiên, LNST suy giảm so với cùng kỳ do 1) chi phí tài chính tăng mạnh 80% YoY (chủ yếu là chi phí lãi vay); 2) thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng cao hơn do phần chi phí lãi vay không được khấu trừ thuế tăng mạnh.
FCN là một trong số ít nhà thầu thi công xây xựng các công trình hạ tầng, thi công nền, móng và công trình ngầm, ngành nghề vốn đòi hỏi năng lực kỹ thuật cao, phức tạp và có ít đối thủ cạnh tranh.
Trong 2021, tiến độ chào thầu và triển khai dự án của FCN đã bị châm lại đáng kể do COVID. Do đó, trong năm 2022, FCN sẽ hồi phục đẩy nhanh các dự án khi COVID được kiểm soát. Xu hướng đầu tư công vào hạ tầng sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn cho FCN.
Ngoài ra, việc hợp tác với CTR để đấu thầu các hợp đồng xây lắp cho mảng Khu công nghiệp cũng được chúng tôi kỳ vọng khả quan trong trung hạn do xu hướng FDI đổ vào Việt Nam vẫn duy trì tích cực.
Ở mức giá hiện tại, FCN đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 29,9x (tương ứng EPS TTM là 843 VNĐ). Mức Stock Rating của FCN ở mức 89 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá của FCN đóng cửa tăng 2,8% và vượt lên trên đường trung bình 20 phiên với KLGD tăng nhẹ so với mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn và xu hướng ngắn hạn của FCN cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.
Khuyến nghị MWG: Tích cực với giá mục tiêu 184.300 đồng/CP
CTCK Bảo Việt (BVSC): Kết quả kinh doanh năm 2021 của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG – sàn HOSE) vượt kế hoạch 3%, với lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiểu số đạt 4.899 tỷ đồng (tăng 25% so với năm trước), dù bị gián đoạn kinh doanh do diễn biến dịch trong suốt quý III/2021.
BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với MWG tại mức giá mục tiêu là 184.300 (đã điều chỉnh ESOP), tương đương mức lợi suất 38%. Hiện tại, MWG đang được giao dịch với P/E forward 2022 là 14,4x, mức định giá hấp dẫn đối với doanh nghiệp bán lẻ đa kênh hàng đầu Việt Nam, sở hữu triển vọng tăng trưởng hấp dẫn trong 3 năm tới với CAGR đạt 31%, theo dự phóng của chúng tôi.
Tiềm năng tăng giá: đóng góp đáng kể từ việc đẩy mạnh mở rộng một cách hiệu quả các chuỗi/lĩnh vực bán lẻ mới như Avakids/Avasport/Avafashion/An Khang.
Rủi ro: (1) phục hồi tiêu dùng hậu dịch bệnh kém hơn kỳ vọng và (2) rủi ro lạm phát vượt kiểm soát sẽ tác động đến chi tiêu dùng của người dân.
Khuyến nghị BMP: Tích cực với giá mục tiêu 72.530 đồng/CP
CTCK Bảo Việt (BVSC): Ban lãnh đạo CTCP Nhựa Bình Minh (BMP – sàn HOSE) tin rằng, BMP có thể chi trả cổ tức tốt hơn mức lợi nhuận thực hiện trong năm 2021, chủ yếu dựa trên: (i) vị thế tiền mặt ròng dồi dào; (ii) dòng tiền mạnh và (iii) kế hoạch đầu tư capex năm 2022 (dự kiến ở mức 100 tỷ để tăng cường hơn nữa việc tự động hóa trong các hoạt động sản xuất của Công ty, thấp hơn đáng kể so với mức 200 - 300 tỷ các năm trước).
Sau khi điều chỉnh tăng dự báo giai đoạn 2022 - 2024, chúng tôi điều chỉnh tăng cổ tức tiền mặt giai đoạn 2022 - 2024 lên dao động trong khoảng 5.500 - 6.500 đồng/cổ phiếu. Suất cổ cổ tức tỏ ra rất hấp dẫn ở mức 8,7-10,3% so với mức giá hiện tại.
BVSC duy trì khuyến nghị Outperform đối với BMP, đồng thời nâng mục tiêu thêm 5,6% lên 72.530 đồng/cổ phiếu (Upside: 23,3%, bao gồm suất cổ tức dự báo 8,7%), chủ yếu do tăng dự báo kết quả kinh doanh.
Ở mức giá hiện tại, BMP đang giao dịch ở mức P/E năm 2022 - 2023 lần lượt là 11,5x và 9,9x, với triển vọng lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ, vị trí đầu ngành, nền tảng cơ bản tốt và suất cổ tức hấp dẫn ở mức 8,7 - 10,3%.
Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Lưu ý!
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement