Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu khuyến nghị 1/8: NTL, TPB, VRE, PHR, HPG, BMP

Chứng khoán

31/07/2022 20:12

NTL, TPB, VRE, PHR, HPG, BMP là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên 1/8, theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị NTL: Mua với mức giá mục tiêu 35.000 đồng/CP

CTCK VNDirect (VND): CTCP Phát triển đô thị Từ Liêm Lideco (NTL – sàn HOSE) là doanh nghiệp bất động sản hoạt động chính tại miền Bắc, sở hữu tổng quỹ đất đang triển khai khoảng 150ha. Tiền thân là doanh nghiệp nhà nước và chuyển sang mô hình CTCP từ năm 2004, đến nay Lideco đã hoàn thành một số dự án khu đô thị, chung cư tại Hà Nội và Hạ Long, Quảng Ninh.

Quý II/2022, NTL ghi nhận doanh thu đạt 119 tỷ đồng (tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận gộp đạt 81 tỷ đồng (tăng 17%). Sau 6 tháng đầu năm, NTL đã ghi nhận 94 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành 40% kế hoạch 2022.

Trong các quý tới, Công ty sẽ tập trung bàn giao dự án Khu đô thị mới Bắc Quốc lộ 32 và với tiến độ hiện tại, dự kiến sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh tiếp tục khả quan. Hiện lượng đặt cọc trả trước của khách hàng vào cuối Quý II đạt 250 tỷ đồng, sẽ được kết chuyển dần thành doanh thu cho NTL vào các quý tới.

Hiện tại danh mục dự án mà NTL đang triển khai có tổng quy mô khoảng 150 ha, bao gồm 4 dự án: Khu đô thị Bắc QL 32 (39ha); Khu đô thị Bãi Muối Hạ Long (23 ha); Khu đô thị Dịch Vọng Cầu Giấy (22 ha) và Khu đô thị Núi Hạm, Hạ Long (68 ha). Trong đó dự án QL32 đang bàn giao và sẽ đem về lợi nhuận chính trong năm 2022 và sau đó là dự án Bãi Muối. Các dự án đều có lợi thế về giá vốn rẻ và vị trí địa lý thuận lợi ở Hà Nội và Quảng Ninh.

Tính tới thời điểm cuối quý II/2022, NTL không có dư nợ vay tài chính nào. Hai dự án trọng điểm trong trung hạn gần như đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính nên NTL sẽ không có nhu cầu vay vốn lớn trong 2 năm tới. Hiệu quả kinh doanh của NTL duy trì bền vững với ROE ba năm gần nhất trên 20%. Doanh nghiệp có lịch sử chi trả cổ tức tiền mặt đều đặn hàng năm; tỷ lệ cổ tức năm 2021 và 2022 đạt mức 25%. Điều này tạo nên sức hấp dẫn cho cổ phiếu NTL trong bối cảnh thị trường biến động gần đây.

Lideco là doanh nghiệp đã gây dựng được uy tín tại miền Bắc với quỹ đất và dự án chất lượng. Và cũng là doanh nghiệp bất động sản hiếm hoi có tỷ lệ cổ tức tiền mặt tương đối hấp dẫn cùng tình hình tài chính an toàn, giúp NTL tránh khỏi các rủi ro về nguồn vốn trong bối cảnh thị trường biến động. Triển vọng trung hạn của NTL khả quan với các dự án gối đầu tiềm năng tại Hà Nội, Quảng Ninh – các thành phố lớn và tiềm năng nhất miền Bắc.

Dựa trên các thế mạnh đó, Agriseco Research khuyến nghị mua cổ phiếu NTL với mức giá mục tiêu 35.000 đồng/CP, tương ứng BVPS fwd 25.000 đồng/CP và P/b fwd 1,4x. Tỷ lệ cắt lỗ 10%.

Cổ phiếu khuyến nghị 1/8: NTL, TPB, VRE, PHR, HPG, BMP - Ảnh 1.

Biểu đồ giá cổ phiếu NTL trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị TPB: Chủ động giảm số dư danh mục trái phiếu doanh nghiệp

CTCK SSI (SSI): Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPB – sàn HOSE) công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2022 với tăng trưởng tín dụng thực tế giảm 1,7% so với quý trước.

Tại thời điểm 30/6/2022, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt 8,7% so với đầu năm do ngân hàng giảm số dư cho vay trái phiếu doanh nghiệp (giảm 4,3 nghìn tỷ đồng hay giảm 16% so với quý trước) và đẩy mạnh đầu tư trái phiếu của các tổ chức tín dụng khác (tăng 2,9 nghìn tỷ đồng hay 11% so với quý trước).

Đáng chú ý, điều này không ảnh hưởng tiêu cực đến NIM và lợi suất tài sản trung bình vẫn tăng 31 điểm cơ bản. Cùng với thu nhập tốt từ phí dịch vụ, lãi kinh doanh trái phiếu và hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng đã trích lập với danh mục trái phiếu, ngân hàng đạt 2,2 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 37% so với cùng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng đạt 3,8 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương ứng 51% ước tính hiện tại của chúng tôi.

Cổ phiếu khuyến nghị 1/8: NTL, TPB, VRE, PHR, HPG, BMP - Ảnh 2.

Biểu đồ giá cổ phiếu TPB trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị VRE: Khả quan

CTCK ACB – ACBS: CTCP Vincom Retail (HOSE: VRE) công bố kết quả kinh doanh quý 2/2022 khả quan với doanh thu thuần đạt 1.850 tỷ đồng (+23% n/n) và LNST tăng gấp đôi, đạt 773 tỷ đồng, phù hợp với dự phóng của ACBS. Kết quả này chủ yếu nhờ doanh thu cho thuê tăng 33% n/n, đạt 1.822 tỷ đồng nhờ: (1) khoản hỗ trợ giảm đáng kể khi khách thuê quay trở lại hoạt động tương đối bình thường so với 424 tỷ đồng chi trong quý 2/2021 và (2) khai trương VMM Smart City, VCP Mỹ Tho và VCP Bạc Liêu với tổng GFA bán lẻ ~93.000m2 trong quý 2/2022.

Mặt khác, doanh thu chuyển nhượng BĐS giảm 91% n/n, xuống 8 tỷ đồng do chỉ bàn giao 2 căn so với 16 căn vào quý 2/2021. Tuy nhiên, doanh số bán hàng quý 2/2022 ghi nhận kết quả tích cực với 218 căn tại 2 dự án mới, dẫn đến doanh thu chưa ghi nhận vào cuối quý 2/2022 tăng lên 2.900 tỷ đồng và sẽ thúc đẩy doanh thu chuyển nhượng BĐS tăng trở lại vào năm 2023.

Trong nửa đầu 2022, VRE ghi nhận kết quả kinh doanh tương đối ổn định so với cùng kỳ năm trước với doanh thu thuần đạt 3.219 tỷ đồng (-14% n/n) và LNST đạt 1.151 tỷ đồng (-2% n/n), lần lượt hoàn thành 40% và 48% kế hoạch.

Nhìn chung, ACBS cho rằng VRE sẽ phục hồi mạnh vào năm 2022 nhờ sức mạnh nội tại (thị phần dẫn đầu, tình hình tài chính tốt và sự hỗ trợ từ hệ sinh thái Vingroup) và động lực tăng trưởng bên ngoài (thị trường bán lẻ trong nước phục hồi, các thương hiệu quốc tế tiếp tục mở rộng tại Việt Nam).

Theo đó, ACBS nâng giá mục tiêu 8% lên 36.668 đ/cp và nâng khuyến nghị từ Giữ lên Mua do giá cổ phiếu đã điều chỉnh 12% kể từ báo cáo cập nhật vào T3/2022. Mối quan tâm chính của ACBS đối với cổ phiếu này là: (1) tiến độ phát triển các dự án lớn của Vinhomes có thể ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng trung tâm thương mại của VRE, (2) gián đoạn chuỗi cung ứng do chính sách không COVID của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến việc mở các cửa hàng mới của khách thuê và (3) lo ngại về lạm phát có thể ảnh hưởng đến thói quen mua sắm hàng hóa không thiết yếu của người dân.

Cổ phiếu khuyến nghị 1/8: NTL, TPB, VRE, PHR, HPG, BMP - Ảnh 3.

Biểu đồ giá cổ phiếu VRE trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị PHR: Xem xét mua cổ phiếu ở mức giá hiện tại

CTCK Yuanta Việt Nam – FSC: Trong quý 2/2022, CTCP Cao su Phước Hòa (HOSE: PHR) ghi nhận doanh thu 241 tỷ, giảm 49% YoY, LNST đạt 54 tỷ, giảm 33% YoY. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, PHR đạt doanh thu 607 tỷ đồng, giảm 20% YoY, LNST đạt 354 tỷ đồng, tăng 109% YoY.

Doanh thu quý 2 giảm do sản lượng mủ cao su tiêu thụ giảm so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp đạt 16,7%, cải thiện so với mức 14,1% cùng kỳ, tuy nhiên LNST vẫn giảm mạnh do quý này PHR không ghi nhận thu nhập từ hoạt động thanh lý vườn cây sao su, khiến lợi nhuận từ hoạt động khác giảm 85% YoY.

FSC kỳ vọng PHR sẽ nhận phần tiền đền bù còn lại cho Khu công nghiệp VSIP 3 là 402 tỷ đồng trong các quý còn lại của 2022, 207 tỷ còn lại dự kiến sẽ nhận trong 2023. Khu công nghiệp VSIP 3 dự kiến sẽ bắt đầu cho thuê từ 2023 và cũng sẽ đóng góp vào kết quả kinh doanh của PHR từ năm sau.

Ngoài ra, PHR đang triển khai các dự án KCN như KCN Tân Bình (1.055 ha), KCN Tân Lập (202 ha) và KCN – Đô thị - Dịch vụ Hội Nghĩa (1.717 ha) nhưng việc triển khai pháp lý các dự án thời gian qua còn chậm. Tuy nhiên, Nghị định 35/2022/NĐ-CP mới ban hành ngày 28/5/2022 đã đơn giản hóa quy trình thủ tục thành lập khu công nghiệp, phân cấp rõ hơn nữa vai trò các cơ quan quản lý trong việc triển khai các khu công nghiệp. FSC kỳ vọng quy định mới sẽ giúp PHR sớm hoàn thành thủ tục pháp lý và triển khai các dự án hiện tại.

Ở mức giá đóng cửa hiện tại, PHR đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 12.2x (tương ứng EPS TTM là 5.349 đồng). Mức Stock Rating của PHR ở mức 81 điểm cho nên FSC nâng mức đánh giá lên TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Đồ thị giá của PHR đóng cửa tăng 3,4% với khối lượng giao dịch tăng đột biến so với mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy xu hướng ngắn hạn sẽ rõ ràng hơn. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của PHR cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.

Cổ phiếu khuyến nghị 1/8: NTL, TPB, VRE, PHR, HPG, BMP - Ảnh 4.

Biểu đồ giá cổ phiếu PHR trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị HPG: Khả quan

CTCK Vietcombank - VCBS: CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) công bố kết quả kinh doanh kém khả quan trong quý 2. Lũy kế 6 tháng, doanh thu đạt 82.118 tỷ đồng (+24% yoy) và LNST đạt 12.229 tỷ đồng (-27% yoy, 49% KH), trong đó riêng quý 2 doanh thu đạt 37.714 tỷ đồng (+7,4% yoy) và LNST 4.023 tỷ đồng (-58,6% yoy). Sản lượng thép xây dựng 6 tháng đầu năm 2022 đạt xấp xỉ 2,38 triệu tấn (+29% yoy), ống thép đạt 366 ngàn tấn (-2% yoy). Nguyên nhân của lợi nhuận tăng trưởng kém tích cực chủ yếu do giá bán thép giảm trong khi giá nguyên vật liệu đầu vào là than cốc neo ở mức cao.

Triển vọng: Trong ngắn hạn, về phân tích cơ bản, hoạt động kinh doanh của HPG hiện đang gặp khó theo tình trạng chung của ngành thép. VCBS dự báo kết quả kinh doanh cả năm 2022 của HPG sẽ có giảm tốc: Doan thu ước đạt 154.831 tỷ đồng (+3,5% yoy, 96% KH) và LNST ước đạt 25.128 tỷ đồng (-27% yoy, 100% KH).

Rủi ro: Rủi ro lớn nhất với HPG là giá bán thép trong nước và quốc tế tiếp tục chứng kiến đà giảm trong thời gian tới. Ngoài ra, những nút thắt trong hành lang pháp lý làm ảnh hưởng tới thị trường bất động sản cùng với sự chậm chễ của nguồn vốn giải ngân đầu tư công có thể làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ thép của HPG.

Đánh giá: EPS forward 2022 là 5.590 đồng/CP, tương ứng P/E là 5 lần. Hiện nay do tình hình kinh doanh của ngành vẫn đang trong giai đoạn khó khăn và còn nhiều rủi ro hiện hữu đặc biệt là giá thép có khả năng sẽ tiếp tục giảm, VCBS khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu HPG.

Cổ phiếu khuyến nghị 1/8: NTL, TPB, VRE, PHR, HPG, BMP - Ảnh 5.

Biểu đồ giá cổ phiếu HPG trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị BMP: Khả quan

CTCK Bản Việt – VCSC: VCSC duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu BMP của CTCP Nhựa Bình Minh (Sàn HOSE) và tăng giá mục tiêu thêm 5% lên mức 70.000 đồng/cp do 1) VCSC tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026 thêm 3% nhờ biên lợi nhuận gộp của BMP tăng trong bối cảnh giá nhựa đầu vào đang điều chỉnh và 2) số dư tiền mặt của BMP cao hơn vào cuối quý 2/2021. Các yếu tố này bị ảnh hưởng một phần khi VCSC tăng dự báo WACC do giả định lãi suất phi rủi ro cao hơn.

VCSC duy trì giả định sản lượng bán tăng 11% YoY trong năm 2022 từ mức cơ sở thấp của năm 2021. Tổng sản lượng bán ống nhựa & linh kiện trong quý 2/2022 của BMP đã tăng 17% QoQ đạt 26.400 tấn từ mức cơ sở thấp của quý 1/2022. Tuy nhiên, sản lượng bán quý 2/2022 giảm 13% YoY khi hoạt động xây dựng trong nước phục hồi chậm trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng bán của BMP đạt 49.000 tấn (-12% YoY), hoàn thành 48% dự báo cả năm của VCSC. Do VCSC kỳ vọng nhu cầu về vật liệu xây dựng sẽ phục hồi mạnh hơn trong nửa cuối năm trong bối cảnh hoạt động xây dựng trong nước gia tăng và từ đó hỗ trợ sản lượng bán của BMP trong năm 2022, VCSC duy trì dự báo tổng sản lượng bán ống nhựa & linh kiện năm 2022 ở mức 102.700 tấn (+11% YoY).

VCSC kỳ vọng việc giá nhựa đầu vào điều chỉnh sẽ thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận trong quý 2/2022. Sau khi dao động ở mức cao trong quý 1/2022, giá hạt nhựa PVC và HDPE - nguyên liệu đầu vào chính của BMP - đã có sự điều chỉnh mạnh trong quý 2/2022. Điều này dẫn đến biên lợi nhuận gộp quý 2/2022 của BMP tăng lên 25,1% - mức cao nhất kể từ quý 3/2020. Do biên lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm 2022 của BMP cao hơn kỳ vọng của VCSC và do VCSC dự báo giá nhựa nguyên liệu đầu vào giữ mức thấp trong nửa cuối năm 2022, VCSC điều chỉnh tăng dự báo biên lợi nhuận gộp năm 2022 từ 21,3% trước đây lên 24,1%.

VCSC kỳ vọng chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (SG&A) năm 2022 sẽ tăng so với cùng kỳ năm trước do BMP chi nhiều hơn cho việc thúc đẩy doanh số. Trong quý 2/2022, mức chi phí cho hệ thống phân phối của BMP trong chi phí SG&A lên tới 106 tỷ đồng (+44% QoQ và +172% YoY) - tương đương 71% con số cả năm 2021. VCSC cho rằng, các chi phí này cao hơn do BMP chủ động củng cố mạng lưới phân phối sau dịch COVID và thúc đẩy sản lượng bán. Do biên lợi nhuận gộp tăng đáng kể trong quý 2/2022, BMP có thể bù đắp cho mức SG&A cao hơn. Do đó, VCSC nâng dự báo chi phí SG&A/doanh thu năm 2022 từ 9,4% trước đây lên 10,3%.

Cổ phiếu khuyến nghị 1/8: NTL, TPB, VRE, PHR, HPG, BMP - Ảnh 6.

Biểu đồ giá cổ phiếu BMP trong 1 tháng qua.

Thông tin bài viết là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement