Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/11

Chứng khoán

23/11/2020 19:55

Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 24/11 của các công ty chứng khoán.

Cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu TDM tiệm cận vùng 27.000 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu TDM của Công ty cổ phần Nước Thủ Dầu Một đang nằm trong xu hướng tăng giá sau khi thành công bứt phá khỏi ngưỡng tích lũy 24.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ nhịp hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.

Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh vùng giá 24.0-25.0 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận vùng 27.0, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 24.0. Nếu đà tăng kéo dài, chốt lãi trung hạn tại ngưỡng giá 32.0

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/11

Khuyến nghị mua cổ phiếu STK với giá mục tiêu 23.800 đồng/CP

CTCK KB Việt Nam (KBSV)

Điểm nhấn đầu tư đối với cổ phiếu STK của CTCP Sợi Thế Kỷ, đó là: Hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại khi dệt may Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan dần về 0%. Mức độ tác động của các Hiệp định tới ngành dệt may phụ thuộc lớn vào năng lực cung ứng sợi và vải nội địa nhằm đáp ứng quy tắc xuất xứ giữa các thành viên tham gia, qua đó tạo cơ hội cho doanh nghiệp sợi gia tăng sản lượng.

Bên cạnh đó, tiềm năng hấp dẫn từ thị trường sợi tái chế là động lực phát triển chính của STK trong thời gian tới với lợi thế về giá vốn và giá thành. Thị trường sợi tái chế toàn cầu có thể đạt giá trị 5.96 tỷ USD vào năm 2026, tương ứng với mức tăng trưởng CAGR 6.3% trong thời gian từ 2021-2026 nhờ xu hướng ưu tiên sản phẩm xanh và các cam kết sử dụng nguyên liệu tái chế của nhiều hãng thời trang trên thế giới.

Kỳ vọng vào kết quả từ vụ điều tra chống bán phá giá sợi dài polyester nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia. Theo hồ sơ đề nghị khởi kiện, biên độ bán phá giá của các công ty Trung Quốc từ 17% - 47.6%. Chúng tôi kỳ vọng Bộ Công Thương sẽ sớm công bố về biên độ bán phá giá vào cuối năm 2020.

Ngoài ra, hồi phục nhu cầu tiêu thụ ngành dệt may trước kỳ vọng dịch bệnh sớm được kiểm soát giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định trở lại. Kết quả nghiên cứu vắc xin COVID-19 giai đoạn 3 của Pfizer và BioNTech có hiệu quả hơn 90%, Moderna đạt hiệu quả gần 95% trong một thử nghiệm giai đoạn cuối, đem lại hi vọng lớn cho thế giới trong cuộc chiến chống lại đại dịch.

Chúng tôi khuyến nghị mua với mã cổ phiếu STK, doanh nghiệp sợi dài polyester niêm yết lớn nhất tại Việt Nam nhờ hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do, tiềm năng tăng trưởng nhu cầu sợi tái chế, kỳ vọng vụ điều tra chống bán phá giá sợi dài làm từ polyester với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài sớm có kết quả, cùng với việc nhu cầu tiêu thụ ngành dệt may hậu Covid-19 hồi phục.

Giá mục tiêu 23.800 đồng/CP cho triển vọng 12 tháng, áp dụng theo phương pháp định giá với tỷ lệ 50/50 là so sánh P/E và chiết khấu dòng tiền FCFF.

Khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu VNM

CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Trong quý IV/2020, chúng tôi lo ngại doanh thu nội địa của Vinamilk sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ ở miền Trung đến từ tác động của lũ lụt. Chúng tôi ước tính Vinamilk có thể mất 1.620 tỷ đồng doanh thu ở thị trường miền Trung trong quý IV/2020. Do đó, chúng tôi ước tính tổng doanh thu nội địa của Vinamilk đạt 50.241 tỷ đồng (giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái) trong năm 2020.

Mặc dù xuất khẩu sữa sang thị trường Trung Đông đạt mức tăng trưởng doanh thu hai con số trong 9 tháng năm 2020, chúng tôi thận trọng cho rằng xuất khẩu sữa sang Mỹ sẽ duy trì ở mức thấp, giảm 22,4% so với cùng kỳ trong bối cảnh đại dịch đang lan rộng trở lại vào mùa đông.

Do giá nguyên liệu sữa nhập khẩu trong quý III/2020 phục hồi mạnh so với quý II/2020, chúng tôi ước tính biên lợi nhuận gộp của Vinamilk sẽ thu hẹp 1,1% so với quý trước và 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý IV/2020. Tuy nhiên, tác động của biên lợi nhuận gộp giảm so với cùng kỳ sẽ được bù đắp bởi sự cải thiện của tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý, ước tính duy trì ở mức 25,4% (giảm 3,9% so với cùng kỳ) trong quý IV/2020.

Theo ước tính của chúng tôi, việc cải thiện tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý tiếp tục trở thành động lực tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của Vinamilk trong quý IV/2020, bù đắp những tác động tiêu cực của đợt bão lũ miền Trung và sự gia tăng giá sữa đầu vào.

Chúng tôi ước tính doanh thu của Vinamilk đạt 14.021 tỷ đồng (giảm 1,5% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế đạt 2.531 tỷ đồng trong quý IV/2020. Trong năm 2020, chúng tôi điều chỉnh nâng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Vinamilk lần lượt lên 59.232 tỷ đồng (tăng trưởng 5,2%) và 11.530 tỷ đồng (tăng trưởng 9,2%).

Mặc dù kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm 2020 của Vinamilk không đạt được kì vọng của chúng tôi, chúng tôi vẫn giữ quan điểm Vinamilk sẽ duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ở mức một chữ số số trong giai đoạn 2020 - 2021. Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng triển vọng của Vinamilk đã được phản ánh phù hợp với hệ số PE forward là 21.6. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu VNM trong năm 2021

N.T
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement