28/11/2021 19:15
Cổ phiếu cần quan tâm 29/11: MSN, VNM, FCN, VPB và PDR
Theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán, MSN, VNM, FCN, VPB và PDR là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên giao dịch ngày 29/11.
Khuyến nghị MSN: Nâng giá mục tiêu 8%
CTCK Bản Việt (VCSC): Chúng tôi giữ khuyến nghị mua cổ phiếu của Tập đoàn Masan (MSN – sàn HOSE) và nâng giá mục tiêu 8%.
Chúng tôi nâng tổng dự phóng lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số giai đoạn 2022-2023 thêm 4% chủ yếu do dự phóng cao hơn dành cho Masan Consumer Holdings (MCH), WinCommerce (WCM) và Techcombank (TCB).
Khuyến nghị VNM: Mua vào
CTCK Bản Việt (VCSC): Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua dành cho CTCP Sữa Việt Nam (VNM) do chúng tôi cho rằng định giá của VNM hiện tại là hấp dẫn với P/E 2022/2023 là 18,2 lần/17,3 lần so với mức trung bình 5 năm là 21,3 lần và trung bình 5 năm 27,5 lần của các công ty cùng ngành trong khu vực.
Ngoài ra, các chỉ số chính của VNM (như thị phần, biên lợi nhuận và ROIC) vẫn được duy trì tốt hơn so với các công ty cùng ngành.
Khuyến nghị FCN: Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 17.300 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC): Cổ phiếu FCN (CTCP FECON – sàn HOSE) đang hình thành xu hướng tăng giá tích cực từ ngưỡng 18.6. Thanh khoản cổ phiếu đang nằm tại ngưỡng giao dịch trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá này. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50, cho thấy tín hiệu vận động tích cực.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 18.5, chốt lãi tại ngưỡng 21.3 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 17.300 đồng.
Khuyến nghị VPB: Mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5%
CTCK Yuanta Việt Nam (FSC): Quý 3/2021, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HOSE - Mã: VPB) ghi nhận KQKD kém tích cực với LNST đạt 2.161 tỷ đồng, giảm -4% YoY với thu nhập hoạt động chỉ tăng 4% YoY và chi phí hoạt động -12% YoY, chi phí dự phòng tăng mạnh 29% YoY là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận giảm.
Trong kỳ, VPB ghi nhận tăng trưởng tín dụng đạt 8,1% YTD (tín dụng của Ngân hàng mẹ tăng trưởng 11,6% YTD trong khi FEC giảm -10,6% YTD) với động lực chính là cho vay khách hàng cá nhân và DNVVN.
Huy động tiền gửi khách hàng tăng 2,5% YTD, trong khi huy động từ thị trường liên ngân hàng tăng mạnh 73% YTD nhờ thanh khoản dồi dào và chi phí vay thấp. Tỷ lệ NIM của Q3/2021 giảm mạnh so với quý trước xuống còn 7,05%.
Thu nhập ngoài lãi ghi nhận mức tăng trưởng 67% YoY nhờ lãi từ kinh doanh trái phiếu đạt 761 tỷ đồng ( 186% YoY) và thu nhập khác tăng 122% YoY.
Chi phí hoạt động của Q3/2021 giảm -12% YoY, hệ số CIR giảm xuống mức 23,7% so với mức 29,2% của năm 2020, VPB vẫn là một trong những ngân hàng có hệ số CIR thấp nhất.
Chất lượng tài sản tại Ngân hàng mẹ lẫn FEC đều giảm so với quý trước, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất tăng lên mức 4% so với mức 3,41% ở thời điểm đầu năm và hệ số LLR tăng lên mức 48,9% từ 45,3% tại thời điểm cuối năm 2020, và ở mức thấp so với các ngân hàng khác.
Cho năm 2021, Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 16,6%, huy động tăng 19,2%, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3% và LNTT đạt 16,6 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 28% YoY. VPB sẽ phát hành 15 triệu cổ phần ESOP lấy từ 75,2 triệu cổ phiếu quỹ, bên cạnh đó VPB cũng công bố kế hoạch phát hành tối đa 15% cổ phần cho NĐT chiến lược.
Ngân hàng đã công bố việc thoái một nửa sở hữu tại FE Credit, theo đó VPB sẽ bán 49% cổ phần cho SMFG và 1% cho VCSC, dự kiến thu về 32 nghìn tỷ đồng (tương ứng với việc định giá FE Credit tại P/B 2020 là 4,2x). VPB sẽ không ghi nhận lợi nhuận từ việc bán FE Credit mà chỉ ghi tăng lợi nhuận giữ lại trên BCTC do Ngân hàng vẫn hợp nhất với BCTC của FE Credit.
FSC đánh giá tích cực triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của VPB trong năm nay với dự phóng LNTT tăng trưởng 31,5% YoY, đạt 17,1 nghìn tỷ đồng nhờ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, ước đạt 17% YoY với NIM không biến động nhiều so với năm 2020. Trong khi đó, việc thoái vốn tại FEC và phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược sẽ bổ sung nguồn vốn đáng kể cho VPB, giúp hệ số CAR ở những năm tới ở mức cao và đảm bảo cho tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức cao.
Ở mức giá hiện tại, VPB đang được giao dịch tại P/B dự phóng năm 2021 là 1,6x. Mức Stock Rating của VPB ở mức 78 điểm cho nên chúng tôi duy trì đánh giá TRUNG TÍNH mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của cổ phiếu VPB cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên mức 20,21% nếu Stock Rating trên 80 điểm.
Khuyến nghị PDR: Tiếp tục quan sát
CTCK Yuanta Việt Nam (FSC): Mức Stock Rating của PDR (CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt – sàn HOSE) ở mức 81 điểm cho nên chúng tôi nâng đánh giá lên mức TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá của PDR đóng cửa phiên 25/11 tăng 4,2% và đồ thị giá vượt lên trên đường trung bình 20 phiên với KLGD tăng mạnh so với mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá tiến sát mức kháng cự ngắn hạn 94,71 và nếu đồ thị giá vượt được mức kháng cự ngắn hạn này thì xu hướng tăng ngắn hạn sẽ được xác nhận.
Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể tiếp tục QUAN SÁT cổ phiếu PDR.
Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Lưu ý!
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp