Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

CNBC: Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt bậc trong vài thập kỷ tới

Kinh tế thế giới

21/02/2024 10:44

New World Wealth cho biết, Việt Nam được đánh giá là có mức tăng trưởng tài sản cao nhất thế giới trong thập kỷ tới với vị thế là điểm sáng của trung tâm sản xuất toàn cầu trong những năm gần đây.

Lọt top người giàu tăng nhanh nhất thế giới

Theo báo cáo của công ty tình báo tài sản toàn cầu New World Wealth và cố vấn di cư đầu tư Henley & Partners, Việt Nam sẽ chứng kiến mức tăng trưởng tài sản tăng đột biến nhất trong thập kỷ tới khi đất nước củng cố vị thế là trung tâm sản xuất toàn cầu.

Andrew Amoils, nhà phân tích của New World Wealth, nói với CNBC rằng Việt Nam dự báo sẽ có mức độ giàu có tăng lên đến 125% trong 10 năm tới. Theo phân tích của công ty, đây sẽ là mức tăng trưởng tài sản lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào xét về GDP bình quân đầu người và số lượng triệu phú.

Amoils cho biết: "Việt Nam là trung tâm sản xuất ngày càng phổ biến của các công ty công nghệ, ô tô, điện tử, quần áo và dệt may đa quốc gia". Ấn Độ dù được xem là sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào năm 2027, chỉ chiếm vị trí thứ hai với mức tăng trưởng tài sản dự kiến là 110%. 

Amoils cho biết, Việt Nam có 19.400 triệu phú và 58 triệu phú, được coi là một quốc gia tương đối an toàn so với các quốc gia khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, điều này mang lại cho các công ty thêm động lực để thiết lập các hoạt động sản xuất. 

CNBC: Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt bậc trong vài thập kỷ tới- Ảnh 1.

Nhiều báo cáo của các tổ chức nước ngoài liên tục chỉ ra số lượng người giàu Việt Nam đang tăng nhanh và dự báo sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới.

"Vị trí chiến lược của đất nước gần các tuyến thương mại hàng hải lớn, chi phí lao động thấp, cũng như cơ sở hạ tầng hỗ trợ xuất khẩu của quốc gia đã biến Việt Nam thành một điểm đến hàng đầu cho đầu tư quốc tế", McKinsey cho biết trong một báo cáo .

Bối cảnh kinh tế năm 2023 có diễn biến phức tạp, các dự báo tăng trưởng liên tục phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, cuối cùng tăng trưởng cũng đã về đích ở mức 5,05%. Dù không đạt mục tiêu, song đây là con số khá ấn tượng và là điểm sáng của nền kinh tế. Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng trưởng vượt trội trong khu vực và thế giới trong năm 2023 (gấp 1,68 lần mức chung của thế giới).

Đáng chú ý, tăng trưởng quý sau luôn cao hơn quý trước: Quý 1 tăng trưởng chỉ 3,41%, quý 2 đạt 4,25%, quý 3 vượt lên 5,47% và quý 4 đạt mức 6,72%. Đây là điểm sáng thể hiện bản lĩnh "kiên cường vượt các cơn gió ngược" của nền kinh tế Việt Nam

Chỉ 10 năm trước, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là khoảng 2.190 USD, tăng gần gấp đôi lên 4.100 USD, theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới. 

Andy Ho, giám đốc đầu tư của VinaCapital Group, nói với CNBC qua email: "Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và hầu hết người dân đều được hưởng lợi".

"Thỏi nam châm" thu hút FDI

Ông Ho cho biết, Việt Nam cũng đang được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra, với nhiều công ty đa quốc gia đa dạng hóa sản xuất sang Việt Nam như một phần của chiến lược "Trung Quốc cộng một" và liên tục chứng kiến nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ từ các công ty đa quốc gia.

Tính đến ngày 20/12/2023, tổng vốn FDI đăng ký đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước, vốn FDI thực hiện ước đạt 23,18 tỷ USD.

Với 3.188 dự án được cấp phép, số vốn đăng ký đạt 20,19 tỷ USD, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới nhiều nhất với số vốn đăng ký đạt 15,85 tỷ USD, chiếm 78,5% tổng số vốn đăng ký cấp mới. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao tiềm năng đầu tư vào các ngành công nghiệp tại Việt Nam.

Ông nói: "Các khoản đầu tư nước ngoài là tiền đề cho việc phát triển đất nước, tạo ra việc làm tốt với mức lương xứng đáng và giúp hàng triệu người Việt Nam cải thiện chất lượng cuộc sống của họ".

Nhiều tờ báo và chuyên gia quốc tế đánh giá, với chính sách kinh tế ổn định và niềm tin của giới đầu tư ngày càng được củng cố, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển vững chắc trong năm nay, tạo động lực tích cực cho tăng trưởng kinh tế khu vực.

Câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam được thúc đẩy bởi quá trình công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm trọng tâm. Các công ty Nhật Bản đang tìm cách chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài đã coi Việt Nam là lựa chọn ưu tiên. Ngay cả các công ty Trung Quốc, đặc biệt là các công ty trong cụm chuỗi cung ứng cho lĩnh vực điện tử cũng đã và đang chuyển hướng sản xuất sang đất nước.

CNBC: Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt bậc trong vài thập kỷ tới- Ảnh 2.

Việt Nam đã vượt qua đại dịch COVID-19 tốt hơn hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á và sẽ tiếp tục là “thỏi nam châm” hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Các lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),với hơn 3% cho rằng đây là một trong 3 điểm nóng đầu tư hàng đầu trên toàn thế giới.

Đặc biệt, với việc các tập đoàn lớn của Mỹ như Intel, Apple, Google, Walmart, Boeing… nghiên cứu đầu tư mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Các công ty lớn của Mỹ cũng đặc biệt quan tâm đến khai thác tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn, chuyển đổi năng lượng sạch, đào tao nhân lực chất lượng cao.

Đánh giá về triển vọng trung hạn của kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới, Hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings của Mỹ đã đưa ra một số động lực chính góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường mới nổi phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á.

Trong số này phải kể đến sự phát triển của lực lượng lao động tay nghề cao, đầu tư trực tiếp ngoài mạnh mẽ, những tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, nỗ lực đa dạng hoá chuỗi cung ứng sản xuất của các các công ty đa quốc gia. 

Về triển vọng kinh tế trung hạn, S&P cho rằng, nhiều động lực tăng trưởng tích cực đang tạo ra những luồng gió thuận lợi và sẽ tiếp tục là trụ đỡ cho sự tăng trưởng nhanh của kinh tế Việt Nam. 

Tuy nhiên, có một số trở ngại có thể cản trở tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của đất nước. Lực lượng lao động của Việt Nam sẽ cần được đào tạo nhiều hơn để giải quyết nhu cầu của các hoạt động sản xuất phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng.

Ông Ho cho biết suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài cũng có thể tác động đến nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường phát triển, từ đó có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Bất kỳ sự "giảm giá mạnh" nào của đồng tiền cũng có thể gây trở ngại cho việc phát triển. 

"Có thể làm nhiều hơn nữa để tối đa hóa tác động lan tỏa năng suất từ FDI, thông qua sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các công ty nước ngoài và các đối tác trong nước", ông lưu ý thêm. 

Tuy nhiên, ông Hồ cho biết Việt Nam sẽ có thể vượt qua những thách thức có thể nảy sinh trong tương lai và nhanh chóng thăng hoa trên con đường tăng trưởng hiện tại.

(Nguồn: CNBC)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement