Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chuyện trộm cắp của người Việt ở Nhật

Vĩ mô

07/10/2017 11:47

Dư luận trong nước trong những ngày qua xôn xao trước thông tin một cán bộ người Việt Nam bị tạm giữ tại Nhật vì “nghi có hành vị trộm cắp” tại Nhật. Trước đó, nhóm người Việt khác cũng đã bị bắt giữ với lý do tương tự

Báo Dân Trí ngày 6/10 đưa tin, người bị bắt là một Phó phòng của Cục An toàn và bức xạ hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ). Thông tin báo Dân Trí lấy từ Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết cán bộ này đi công tác tại Nhật Bản và gặp sự cố khi đi mua sắm tại siêu thị, sau đó được mời đến làm việc tại cơ quan cảnh sát địa phương. Cũng theo bộ này thì khi trao đổi, giải trình, cán bộ đó đã được cho về và tiếp tục chuyến công tác theo kế hoạch.

Mặc dù theo cách giải thích của Bộ Khoa học và Công Nghệ thì rắc rối của cán bộ này đã được giải quyết, thế nhưng câu chuyện này vẫn khiến dư luận không khỏi xôn xao bởi trước đó đã có nhiều người Việt bị bắt ở Nhật vì hành vi trộm cắp.

Vào năm 2015, báo Tri Thức Trẻ dẫn lại nguồn tin từ báo Ashahinhiều vụ sinh viên Việt Nam “ăn trộm vặt”. Cụthể là vụ 2 sinh viên người Việt, dù kiếm được khá nhiều tiền nhờ đi làm thêm hàng tháng nhưng lại đi… ăn trộm dê thí nghiệm tại một công viên thuộc tỉnh Gifu để giết thịt.

Một tấm biển cảnh báo người Việt Ảnh: internet

Trường hợp khác là một nghiên cứu sinh, sang Nhật theo diện học bổngđã bị bắt vì ăn cắp một…chiếc tủ lạnh trong siêu thị. Theo lời khai của người này thì trước đó anh đã thực hiện nhiều vụ ăn cắp vặt khác.

Tương tự làmột nữ lưu học sinh bị bắt vìăn trộm thịt heo trong siêu thị để nấu cho bạn trai ăn. Khi bị bắt cô gái này mang theo trong người khoảng 80 nghìn yên, tức khoảng gần 15 triệu đồng Việt Nam nhưng cô vẫn cố tình ăn cắp gói thịt giá trị chỉ khoảng 50 nghìn đồng.

Bằng kinh nghiệm nhiều năm sinh sống làm việc ở Nhật, bạn Nguyễn Quốc Vương chia sẻ trên báoVietnamnetnhững nguyên nhân chính khiến một bộ phận người Việt rơi vào cạm bẫy của lòng tham.

Theo anh Vương thì rất nhiều người lao động và du học sinh Việt Nam đến Nhật Bản mà trước đó hiểu rất ít về Nhật Bản, ngay cả những thông tin dưới dạng sơ đẳng, cơ bản nhất.

Những thông tin về nước Nhật từ phong tục, tập quán, sinh hoạt tới luật pháp, giao thông… đều có thể tìm kiếm trên Internet hoặc từ sách. Sự tư vấn trực tiếp của những người đã và đang sống ở Nhật cũng là nguồn thông tin quý giá. Tuy nhiên, rất ít người Việt Nam trước khi đến Nhật chịu bỏ công sức ra tra cứu hoặc đọc sách, hoặc tham gia các nhóm cộng đồng người Việt sống ở Nhật trên các mạng xã hội để tham khảo thông tin.

Từ trải nghiệm của chính bản thân khi tư vấn, cung cấp thông tin cho nhiều phụ huynh, học sinh, sinh viên muốn du học hoặc làm việc tại Nhật, tôi thấy không ít người khi hỏi chỉ muốn nghe những thông tin có “tính lạc quan” để giúp họ yên tâm lên đường tới Nhật để mong “đổi đời”.

Họ không muốn nghe và có vẻ không tin vào những con số, những ví dụ về sự thất bại, rắc rối mà người Việt có thể gặp phải ở Nhật. Họ tìm tới những người nắm giữ thông tin chỉ là để tìm kiếm cảm xúc “đồng cảm với sự ra đi” để thêm yên tâm với lựa chọn của mình.

Thái độ và tư duy tiếp cận thông tin như thế là miếng đất màu mỡ cho các hành vi vi phạm pháp luật

Cũng liên quan đến việcngười Việt trộm cắp tại Nhật, báo Vietnamnet ngày 3/04/2015 cũng đã thông tin6 người Việt (gồm cả nam và nữ) ăn cắp quần áo hiệu Uniqlo bị cơ quan chức năng Nhật Bản bắt giữ. Nhóm người này đã hơn 100 lần thực hiện hành vi trộm đồ. Khi điều tratài khoản của một phụ nữ trong nhóm, cảnh sát phát hiện nhiều giao dịch hàng hóa trị giá tới 10 triệu yên (tương đương 1,9 tỷ đồng). Họ trộm đồ từ nhiều cửa hàng ở những khu vực khác nhau và bán hàng thông qua các trang mạng xã hội.

N.M
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement