01/06/2022 10:43
Chuyên gia châu Âu: Lệnh cấm vận dầu của Nga có thể phản tác dụng
Một số nhà phân tích ở châu Âu cho biết, lệnh cấm vận dầu mỏ của EU có thể khiến Nga bị ảnh hưởng khá lớn ngay bây giờ, tuy nhiên, về lâu dài động thái này có thể phản tác dụng.
Vào cuối ngày thứ Hai (30/5), các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý cắt giảm nhập khẩu dầu của Nga khoảng 90% trong sáu tháng tới, một động thái mạnh mẽ mà nhiều người cho rằng khó đạt được.
Khối 27 nước phụ thuộc vào Nga tới 25% dầu mỏ và 40% khí đốt tự nhiên, do đó đây được xem là hành động miễn cưỡng.
Trong khi nguyên thủ các châu Âu ca ngợi quyết định này là một bước ngoặt, tuy nhiên, các nhà phân tích lại tỏ ra thận trọng hơn.
Lệnh cấm của EU được áp dụng đối với tất cả dầu của Nga được giao bằng đường biển. Riêng Hungary được miễn thuế tạm thời với lệnh cấm này và dầu được nhập vào nước này thông qua đường ống Druzhba.
Quyết định đột phá của Liên minh châu Âu cấm gần như toàn bộ dầu nhập khẩu từ Nga là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế của Moscow. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ảnh hưởng của nó có thể bị giảm bớt do giá năng lượng tăng và một số nước châu Á sẵn sàng mua số nhiên liệu này với giá rẻ hơn.
Nga có thể bán một số lượng dầu trước đây đã ký với châu Âu cho Trung Quốc, Ấn Độ và các khách hàng khác ở châu Á, mặc dù họ sẽ phải giảm giá, Chris Weafer, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Macro-Advisory cho biết.
"Hiện tại, lệnh cấm vận không quá khó khăn về mặt tài chính đối với Nga vì giá toàn cầu đang tăng cao. Chúng cao hơn nhiều so với năm ngoái. Vì vậy, ngay cả khi Nga giảm giá cũng có nghĩa là họ cũng có thể bán dầu của mình với giá gần bằng những gì họ đã bán cho năm ngoái", Chris Weafer cho biết thêm.
Ngoài ra, ông Chris Weafer cũng lưu ý rằng, "Ấn Độ là người mua sẵn sàng" và "Trung Quốc chắc chắn muốn mua thêm dầu vì cả hai đều là quốc gia đang được Nga giảm giá lớn so với thị trường toàn cầu".
Tuy nhiên, theo truyền thống, Moscow vẫn coi châu Âu là thị trường năng lượng chính của mình.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết: "Các lệnh trừng phạt có một mục đích rõ ràng, đó là thúc đẩy Nga kết thúc cuộc chiến này và rút quân cũng như đồng ý với Ukraina về một nền hòa bình hợp lý và công bằng".
Ukraina ước tính lệnh cấm này có thể khiến Nga thiệt hại hàng chục tỷ USD.
"Lệnh cấm vận dầu mỏ sẽ đẩy nhanh quá trình sụp đổ của nền kinh tế Nga và cỗ máy chiến tranh", Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba nói.
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy cho biết trong một phát biểu thông qua video rằng, Ukraina sẽ thúc giục các biện pháp trừng phạt nhiều hơn, đồng thời nói thêm rằng "không nên có ràng buộc kinh tế quan trọng nào giữa thế giới tự do và nhà nước khủng bố - ông ám chỉ Nga".
Simone Tagliapietra, một chuyên gia năng lượng và là thành viên nghiên cứu của tổ chức tư vấn Bruegel, gọi lệnh cấm vận là "một cú đánh lớn".
Matteo Villa, một nhà phân tích tại ISPI ở Milan, cho biết Nga sẽ bị ảnh hưởng khá lớn ngay bây giờ. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng, động thái này cuối cùng có thể phản tác dụng.
"Rủi ro là giá dầu nói chung tăng do các lệnh trừng phạt của châu Âu. Và nếu giá tăng nhiều, rủi ro là Nga bắt đầu kiếm được nhiều tiền hơn, và châu Âu thua là người thua cuộc", ông nói.
Giống như các vòng trừng phạt trước đây, lệnh cấm vận dầu khó có thể thuyết phục Điện Kremlin chấm dứt chiến tranh.
Moscow đã sử dụng các biện pháp trừng phạt mới này để cố gắng tập hợp sự ủng hộ của công chúng Nga nhằm chống lại phương Tây và mô tả các lệnh cấm đó là nhằm hủy hoại nước Nga.
Dmitry Medvedev, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, người từng là Tổng thống Nga, cho biết lệnh cấm dầu nhằm mục đích làm giảm thu nhập từ xuất khẩu và buộc chính phủ phải giảm quy mô đối với các phúc lợi xã hội.
"Họ ghét tất cả chúng ta!", Medvedev cho biết trên kênh ứng dụng nhắn tin của mình. "Những quyết định đó xuất phát từ lòng căm thù chống lại Nga và chống lại tất cả người dân nước này".
Nga đã không né tránh việc giữ lại năng lượng để có được con đường của mình.
Tập đoàn năng lượng nhà nước khổng lồ Gazprom của Nga cho biết họ đang cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho Công ty GasTerra của Hà Lan và Công ty Oersted của Đan Mạch, đồng thời cũng đang dừng các chuyến hàng đến Shell Energy Europe, một công ty của Đức.
GasTerra và Oersted cho biết họ đã chuẩn bị cho việc ngừng hoạt động.
Gazprom cũng đã ngừng cung cấp khí đốt đến Bulgaria, Ba Lan và Phần Lan.
Trong khi đó, EU đang thúc giục các quốc gia khác hạn chế các rào cản thương mại đối với các sản phẩm nông nghiệp vì cuộc chiến của Nga làm tăng nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực toàn cầu.
TT Zelenskyy cho biết Nga đã ngăn cản việc xuất khẩu 22 triệu tấn ngũ cốc của Ukraina, phần lớn trong số đó có ý nghĩa đối với người dân ở Trung Đông và châu Phi. Ông cáo buộc Moscow "cố tình tạo ra vấn đề này".
Dầu của Nga được vận chuyển bằng đường biển chiếm 2/3 lượng dầu nhập khẩu của EU từ Moscow. Ngoài việc EU cắt giảm nhập khẩu bằng đường biển, Đức và Ba Lan cũng đã đồng ý ngừng sử dụng dầu từ nhánh phía Bắc của đường ống Druzhba.
"Thông điệp rất lớn và rõ ràng mà Moscow sẽ nghe được là Liên minh châu Âu sẽ gần như không thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào về việc ngăn chặn khí đốt vì khí đốt sẽ không dễ dàng có được các nguồn khác ở châu Âu để thay thế như dầu mỏ", Weafer nói.
Tin liên quan
Advertisement