Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chứng khoán châu Á trái chiều khi giá tiêu dùng Trung Quốc giảm lần đầu tiên sau hơn 2 năm

Chứng khoán

09/08/2023 09:14

Thị trường châu Á-Thái Bình Dương diễn biến trái chiều khi chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc giảm trong tháng 7, lần đầu tiên sau 28 tháng.

CPI tháng 7 giảm 0,3%, thấp hơn mức 0,4% mà các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters dự kiến , lần cuối cùng Trung Quốc ghi nhận tỷ lệ lạm phát giảm là vào tháng 2/2021.

Chỉ số giá sản xuất, đo lường sự thay đổi trong giá bán mà các nhà sản xuất trong nước nhận được đối với sản phẩm của họ - đã giảm 4,4% trong tháng 7, cao hơn mức 4,1% mà các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters dự đoán.

Các thị trường Trung Quốc đại lục đều thấp hơn, với Shanghai Composite giảm 0,29% và Shenzhen Component giảm 0,21%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,42%.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản. trượt nhẹ, trong khi Topix giảm 0,3%. Ngược lại, Kospi của Hàn Quốc tăng 1,09%, trong khi Kosdaq tăng 1,61%. S&P/ASX 200 của Úc cũng tăng nhẹ.

Chứng khoán châu Á trái chiều khi giá tiêu dùng Trung Quốc giảm lần đầu tiên sau hơn 2 năm - Ảnh 1.

Trong khi đó, chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày 8/8, khi đợt bán tháo tháng 8 được khơi lại bởi việc cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc xếp hạng ngành ngân hàng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/8, chỉ số Dow Jones rớt 158.64 điểm (tương đương 0.45%) xuống 35,314.49 điểm. Tại mức đáy trong phiên, chỉ số này đã sụt 465 điểm.

Chỉ số S&P 500 mất 0.42% còn 4,499.38 điểm, qua đó nâng tổng mức giảm của chỉ số này từ đầu tháng đến nay lên gần 2%. Chỉ số Nasdaq Composite lùi 0.79% xuống 13,884.32 điểm, góp phần nâng tổng mức giảm trong tháng 8 lên 3.2%.

Ngày thứ Ba đánh dấu là phiên giảm điểm thứ 5 trong 6 phiên vừa qua của S&P 500 và Nasdaq Composite. Tại các mức đáy trong phiên, cả 2 chỉ số này đều giảm hơn 1%.

Các cổ phiếu ngân hàng đồng loạt suy giảm sau khi Moody's hạ bậc xếp hạng tín nhiệm đối với một số ngân hàng khu vực, bao gồm M&T Bank và Pinnacle Financial, với lý do rủi ro tiền gửi, khả năng suy thoái kinh tế và danh mục đầu tư bất động sản thương mại đang gặp khó khăn. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm này cũng đưa Bank of N.Y. Mellon và State Street vào diện xem xét hạ bậc.

Cổ phiếu Goldman Sachs và JPMorgan Chase lần lượt giảm 2.1% và 0.6%, còn chứng chỉ quỹ SPDR S&P Bank ETF mất 1.3%.

Chứng khoán châu Á trái chiều khi giá tiêu dùng Trung Quốc giảm lần đầu tiên sau hơn 2 năm - Ảnh 2.

Thương nhân trên sàn của Sở giao dịch chứng khoán New York. Ảnh: NYSE

Chứng chỉ quỹ SPDR S&P Regional Banking ETF cũng giảm 1.3%. Chứng chỉ quỹ ETF ngân hàng khu vực đã bốc hơi 28% hồi tháng 3/2023 trong bối cảnh Silicon Valley Bank phá sản. Trong khi đó, cổ phiếu M&T Bank giảm gần 1.5%.

Jay Hatfield, CEO của Infrastructure Capital Advisors, nhận định: "Bất kỳ hình thức giảm niềm tin nào vào hệ thống ngân hàng khu vực đều thực sự tồi tệ đối với tâm lý thị trường".

Nhà đầu tư cũng xem xét loạt báo cáo lợi nhuận mới nhất của các doanh nghiệp. Cổ phiếu UPS lùi 0.9% sau khi gã khổng lồ ngành giao hàng vận chuyển báo cáo doanh thu quý 2 thấp hơn dự kiến. Công ty cũng hạ triển vọng doanh thu cả năm.

Mùa báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp cho đến nay đã tốt hơn dự báo. Với 89% công ty thuộc S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh hàng quý, khoảng 80% trong số này có kết quả lợi nhuận vượt kỳ vọng của Phố Wall, theo dữ liệu từ FactSet. Tuy nhiên, dường như rất nhiều trong số những kết quả đó đã được định giá trên thị trường, do đợt sụt giảm gần đây.

(Nguồn: CNBC)

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement