14/08/2023 08:51
Chứng khoán châu Á giảm khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu của Nhật Bản
Thị trường châu Á-Thái Bình Dương chủ yếu giảm vào phiên giao dịch đầu tuần khi các nhà đầu tư hướng tới dữ liệu quan trọng từ Nhật Bản và Trung Quốc trong tuần này.
Tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản trong quý thứ hai sẽ được công bố vào ngày 15/8, cũng như bản in lạm phát của nước này vào thứ Sáu.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đầu tuần giảm 0,1%, nhưng Topix tăng 0,12%. Kospi của Hàn Quốc đã giảm 0,3% và Kosdaq mất nhiều hơn 0,85%, trong khi S&P/ASX 200 của Úc thấp hơn 0,37%.
Trung Quốc sẽ công bố sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ cho tháng 7, cũng như giá nhà vào ngày 15/8.
Hợp đồng tương lai cho chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đứng ở mức 18.857, cho thấy mức mở cửa yếu hơn so với mức đóng cửa của HSI là 19.075,19. Đây sẽ là lần đầu tiên trong gần một tháng, chỉ số HSI xuống thấp hơn mốc 19.000.
Theo CNBC, chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Nasdaq Composite sụt 0,6% về mức 13,644.85 điểm, chịu áp lực bởi đợt bán tháo các cổ phiếu chất bán dẫn như Advanced Micro Devices, Nvidia và Micron.
Trong một chỉ báo cho thấy áp lực giảm đè nặng lên cổ phiếu chip, quỹ VanEck Semiconductor ETF chuyên cổ phiếu chip giảm 5,2% trong tuần này, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2022.
Chỉ số S&P 500 cũng mất 0,1%, chốt ở mức 4.464,05 điểm. Riêng chỉ số Dow Jones tăng 105,25 điểm, tương đương 0,3%, chốt ở 35.281,4 điểm, nhờ hai cổ phiếu Chevron và Merck lần lượt leo dốc 2,1% và 1,8%.
Tính chung trong tuần, S&P 500 và Nasdaq Composite giảm tương ứng 0,3% và 1,9%. Đây là tuần giảm thứ hai liên tiếp của cả hai chỉ số, và là chuỗi tuần giảm dài nhất của Nasdaq Composite kể từ đợt giảm 4 tuần vào tháng 12/2022.
Trong khi đó, chỉ số Dow Jones tăng 0,6% trong tuần sau nhiều thông tin tức cực về nền kinh tế.
Giới đầu tư trên sàn Phố Wall đã có nhiều lý do để lạc quan trong tuần này. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức dự báo tăng 3,3% của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones.
Tuy nhiên, CPI lõi - thước đo không bao gồm hai nhóm hàng hóa có mức độ biến động lớn là thực phẩm và năng lượng - tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu này cho thấy lạm phát còn dai dẳng, khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể dừng chiến dịch thắt chặt tiền tệ nhưng sẽ không sớm chuyển sang giảm lãi suất.
Bên cạnh đó, dữ liệu lạm phát được công bố hôm 11/8 lại đang làm phức tạp thêm bức tranh kinh tế Mỹ. Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 7 đã tăng 0,3% so với tháng liền trước, cao hơn mức kỳ vọng 0,2% của các nhà kinh tế được Dow Jones khảo sát.
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp