Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chưa đủ bằng chứng kết luận hoại tử xương hàm liên quan đến COVID-19

Sức khỏe

14/07/2022 18:27

Lãnh đạo Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho rằng chưa đủ bằng chứng khoa học để kết luận có sự liên quan giữa hoại tử xương hàm và COVID-19.

Mới đây, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết trong thời gian qua, cơ sở y tế này tiếp nhận 11 trường hợp có các triệu chứng của viêm tủy xương.

"Trước đây, căn bệnh này khá hiếm gặp. Tuy nhiên, sau dịch COVID-19, chúng tôi nhận thấy số lượng bệnh nhân viêm tủy xương xuất hiện nhiều hơn", bác sĩ Hùng thông tin.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng khẳng định điều này hoàn toàn không khẳng định người bệnh mắc viêm tủy xương là do mắc COVID-19. Chúng chỉ có thể là yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh, theo Zing.

Chưa đủ bằng chứng kết luận hoại tử xương hàm liên quan đến COVID-19 - Ảnh 1.

Ngoài vùng mặt, hoại tử xương có thể xuất hiện ở những loại xương lớn khác trên cơ thể. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Còn tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, thống kê trong 6 tháng đầu năm 2022, nơi đây chỉ tiếp nhận 3 trường hợp viêm đa xoang, viêm xương hàm trên, 2 trường hợp nấm xâm lấn gây viêm hủy xương hàm trên và đều có bệnh lý nền đái tháo đường, tất cả đều điều trị khỏi.

Một bác sĩ chuyên khoa Mũi xoang nhận định, sau dịch COVID-19 tình trạng cốt tủy viêm xương sọ mặt, xương hàm tăng lên, do bệnh nhân có hiện tượng tắc mạch máu nuôi xương, gây hoại tử và viêm xương.

Triệu chứng của bệnh này là sưng đau vùng má, đau buốt răng, chảy mủ hôi, giống dấu hiệu của viêm xoang do răng nên dễ chẩn đoán nhầm. Đã có trường hợp nhiễm nấm xoang và nấm trở nên xâm lấn, sau nhổ răng bệnh nhân bị mù mắt.

Tại Hà Nội, PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, cho hay cơ sở y tế này chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh lý trên. Ông thông tin thêm: "Hàng năm, số lượng bệnh nhân viêm tủy xương cũng rất hiếm, chỉ lác đác một vài ca".

Tương tự, PGS.TS Trần Cao Bính, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, cho biết chưa ghi nhận các ca bệnh viêm tủy xương trong thời gian gần đây.

Là bệnh viện chuyên khoa về răng hàm mặt tuyến cuối, vị lãnh đạo thông tin ở khu vực miền Bắc nói chung cũng chưa ghi nhận các trường hợp mắc bệnh này trong thời gian gần đây.

Theo ông, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương hiện chỉ xuất hiện một số ca có viêm nhiễm, áp xe ở các hình thức khác. Ở những trường hợp này, tình trạng viêm cũng có thể lan xuống tận trung thất, gây tắc thở, phù nề...

Liên quan bệnh viêm tủy xương, PGS Bính thừa nhận mỗi năm, cơ sở y tế này chỉ tiếp nhận vài trường hợp. Đa phần đều được cấp cứu thành công.

Chưa đủ bằng chứng kết luận hoại tử xương hàm liên quan đến COVID-19 - Ảnh 2.

Cơ chế hình thành cục máu đông trong mạch máu do virus SARS-CoV-2. Ảnh: Chuyên gia cung cấp

Trả lời cho câu hỏi Tình trạng hoại tử xương có phải là vấn đề "hậu COVID-19" hay không, lãnh đạo Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho rằng, chưa đủ bằng chứng khoa học để kết luận có sự liên quan.

TS Nguyễn Hồng Vũ, Viện nghiên cứu City of Hope, California (Hoa Kỳ) nhận định, dựa trên các tài liệu nghiên cứu từng được công bố, hoại tử xương là một trong những hội chứng "hậu COVID-19" hiếm gặp. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở xương trên mặt mà còn được ghi nhận xuất hiện ở những loại xương lớn khác trên cơ thể, như xương hông, đầu gối, vai, xương cùng và cột sống, theo Dân trí.

Về nguyên nhân của hoại tử xương, TS Vũ phân tích, cũng như các mô khác trên cơ thể, mô xương cần được "nuôi bằng máu". Trong khối xương cứng có chứa rất nhiều mạch máu li ti để đưa máu đến cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho tế bào xương. Khi tắc nghẽn các mạch máu này sẽ dẫn đến các tế bào xương chết đi, làm cho mô bị hoại tử (còn gọi là hiện tượng "Avascular Necrosis").

Các kết quả nghiên cứu về các hiện tượng hoại tử xương do biến chứng hậu COVID-19 trên thế giới cho rằng, nguyên nhân chính có thể do sự hình thành các cục máu đông khi virus SARS-CoV-2 tấn công các tế bào thành mạch máu qua thụ thể ACE2.

Cụ thể, việc hư hại của các tế bào thành mạch máu (thường ở những bệnh nhân COVID-19 nặng), có thể là nguyên nhân dẫn đến sự tập trung các tế bào miễn dịch, các tiểu cầu, Von Willebrand Factor (một glycoprotein gây đông máu), dẫn đến hiện tượng hình thành các cục máu đông.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng tỷ lệ xảy ra tình trạng đông máu hậu COVID-19 như: sử dụng các thuốc điều trị dạng corticoids quá dài, tình trạng nhiễm nấm, tiểu đường…

TS Nguyễn Hồng Vũ nhận định, dù hoại tử xương là biến chứng hậu COVID-19 nguy hiểm nhưng tỷ lệ xảy ra rất thấp. Do đó, người dân không nên tự đi làm các xét nghiệm đắt tiền như MRI, CT để kiểm tra, mà cần lắng nghe cơ thể mình.

Các chuyên gia khuyến cáo, nếu bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 có dấu hiệu như đau dai dẳng ở các xương lớn, đột ngột không thể ngồi bắt chéo chân, thay đổi dáng đi (khập khiễng), đặc biệt ở những người từng là F0 nặng và sử dụng thuốc có thành phần corticoids điều trị trong thời gian dài, nên nghĩ đến tình trạng hoại tử xương để đi bệnh viện kiểm tra và can thiệp kịp thời, phù hợp.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement