Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

'Choáng' với khối tài sản của 1% người giàu nhất nước Mỹ

Tài chính cá nhân

30/03/2024 10:32

Theo dữ liệu mới từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed), tài sản của 1% người giàu nhất nước Mỹ đạt mức kỷ lục 44.600 tỉ USD vào cuối quý 4, khi thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt trong năm vừa qua.

Tổng giá trị tài sản ròng của 1% người giàu nhất, được Fed định nghĩa là những cá nhân có tài sản trên 11 triệu USD, đã tăng thêm 2.000 tỷ USD trong quý 4/2023. Tất cả lợi nhuận đều đến từ việc nắm giữ cổ phiếu. Giá trị cổ phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu quỹ tương hỗ do 1% hàng đầu nắm giữ đã tăng lên 19.700 tỷ USD từ mức 17.650 tỷ USD của quý trước đó.

Trong khi giá trị bất động sản tăng nhẹ thì giá trị doanh nghiệp tư nhân của họ lại giảm, nên về cơ bản xoá hết thành quả tăng tài sản ngoài chứng khoán.

Sự gia tăng tài sản trong quý 4 của nhóm 1% ở Mỹ là sự tiếp nối của thời kỳ bùng nổ tài sản chưa từng có bắt đầu vào năm 2020 với sự gia tăng đột biến của thị trường trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Kể từ năm 2020, tài sản của nhóm này đã tăng gần 15.000 tỷ USD, tương đương tăng 49%.

'Choáng' với khối tài sản của 1% người giàu nhất nước Mỹ- Ảnh 1.

Tài sản của Top 1% người giàu nhất nước Mỹ. Ảnh: CNBC.

Tầng lớp trung lưu Mỹ cũng chứng kiến một làn sóng tăng trưởng tài sản mạnh mẽ, trong đó nhóm nằm trong khoảng 50% đến 90% trên nấc thang tài sản đạt mức tăng trưởng tài sản 50%.

Các nhà kinh tế cho rằng, thị trường chứng khoán tăng cao đang tạo thêm động lực để người tiêu dùng Mỹ tăng chi tiêu thông qua "hiệu ứng tài sản". Khi người tiêu dùng và nhà đầu tư thấy giá trị danh mục chứng khoán của mình tăng mạnh, họ cảm thấy tự tin hơn khi chi tiêu và dám chấp nhận nhiều rủi ro hơn.

Nhà kinh tế trưởng Mark Zandi của công ty phân tích kinh tế Moody's Analytics, nhận định: "Hiệu ứng tài sản từ giá cổ phiếu tăng cao là một nguồn động lực thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng, chi tiêu và tăng trưởng kinh tế nói chung". 

Tuy nhiên, Zandi cũng cho rằng điều này đặt nền kinh tế vào một vị thế dễ tổn thương nếu thị trường chứng khoán chững lại thì tác động cũng tương đối sâu sắc.

Liz Ann Sonders, chiến lược gia đầu tư tại Charles Schwab, cho biết cổ phiếu chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tài sản của 1% người giàu nhất. Cổ phiếu chiếm 37,8% tổng tài sản hộ gia đình của 1% người giàu nhất vào cuối năm 2023, tăng từ mức 36,5% gần đây.

'Choáng' với khối tài sản của 1% người giàu nhất nước Mỹ- Ảnh 2.

Elon Musk, một trong những tỷ phú giàu nhất ở Mỹ và trên thế giới. Ảnh: Bloomberg.

Tuy nhiên, vì những người giàu không có xu hướng chi nhiều số tiền mà họ kiếm được - một hiện tượng được gọi là xu hướng tiêu dùng cận biên, Sonders cho biết lượng tài sản chứng khoán tăng thêm của 1% có thể không có tác động đáng kể đến nền kinh tế tiêu dùng.

Bà lưu ý rằng niềm tin của người tiêu dùng kiếm được hơn 125.000 USD một năm đã suy giảm liên tục kể từ năm 2017, theo Conference Board. "Mặc dù giá cổ phiếu tăng có thể liên quan đến niềm tin mạnh mẽ hơn, nhưng điều đó không nhất thiết dẫn đến việc chi tiêu mạnh hơn ở phân khúc cao cấp hơn", bà nói. 

S&P 500 đã tăng 10% trong năm nay, nhưng có khả năng tài sản của tầng lớp thượng lưu đã đạt kỷ lục vào cuối năm 2023. Trong khi bất bình đẳng giảm nhẹ vào năm 2021 và 2022, khi tiền lương tăng và giá nhà đất tăng cao, khoảng cách giàu nghèo đã tăng lên kể từ đó và đạt lại mức trước đại dịch.

(Nguồn: CNBC)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement