11/07/2017 02:12
Chín sự thật phũ phàng về tiền bạc mà con người phải học cách chấp nhận
Tiền không mọc ra như lá trên cây, ai cũng biết điều đó và để quản lý tiền bạc cho tốt bạn cần biết những sự thật về tiền.
Tiền là thứ ai cũng muốn, ai cũng cần, thế nhưng ít người sử dụng triệt để nó. Đã bao giờ bạn tính toán tới một chuyến du lịch châu Âu kéo dài cả tháng nhưng rồi ngán ngẩm quên đi vì chi phí nó quá lớn? Hay chỉ đơn giản là những hoá đơn hàng tháng khiến bạn đau đầu cân đối chi phí? Đó là những sự thật phũ phàng về tiền bạc mà người trưởng thành phải trải qua mỗi ngày.
Thế nhưng, trên thế giới vẫn tồn tại những người kiếm vừa đủ, nhưng họ không bao giờ cảm thấy phiền muộn hay căng thẳng về số tiền họ kiếm được. Đây là nhóm người biết chấp nhận những sự thật dưới đây về tiền bạc, nếu bạn đang kiếm được quá ít tiền hay có quá nhiều thứ để tiêu, hãy dần chấp nhận nó.
"Ta không bao giờ có được thứ mình muốn"
Chuyên gia tư vấn tài chính Farnoosh Torabi có một câu nói rất chính xác:"Bạn không bao giờ có được thứ mình xứng đáng có. Bạn có được thứ mà bạn phải thoả hiệp để có".
Tại sao lại là thoả hiệp? Đơn giản thôi, bạn thích một công việc nào đó với mức lương hấp dẫn, bạn phải hỏi, thoả hiệp để có được nó. Mua hàng quá đắt ngoài chợ, bạn phải thoả hiệp để người bán hàng bán đúng giá hoặc giảm giá cho bạn... Chúng ta thoả hiệp hàng ngày, chỉ là bạn chưa nhận ra và chưa áp dụng nó rộng rãi mà thôi.
"Giàu có hay không là do chính bạn"
Rất nhiều người giàu, quyền lực nhất thế giới đều tự thân vận động, chẳng ai đưa họ lên đỉnh vinh quang cả. Lấy ví dụ như những nhà sáng lập công nghệ nổi tiếng Bill Gates hay Mark Zuckerberg chẳng hạn, chẳng có ai vứt vào mặt họ ý tưởng, bảo họ làm đi và sẽ thành tỷ phú, xin nhắc lại KHÔNG AI CẢ TRỪ BẠN!
Có vẻ lấy ví dụ hơi to lớn quá, thế nhưng điều này đúng ở mọi trường hợp, nếu bạn muốn giàu, hãy tự mình tìm con đường tới với sự giàu có, thế thôi.
"Tài khoản tín dụng không phải là tiền"
Bạn có một chiếc thẻ tín dụng với hạn mức vay vài chục triệu đồng, trông thì rất nhiều, nhưng đó chỉ là công cụ để tiêu tiền chứ không phải là một nguồn tiền bạn sở hữu.
Bạn có thể sẽ cãi rằng mình có thể trả số tiền này sau đó nên tín dụng hay không thì bạn vẫn có nguồn tiền linh động cho mọi trường hợp. Nhầm rồi, khi bạn sử dụng khoản tín dụng để mua sắm, bạn đang đi vay người khác để phục vụ nhu cầu của mình. Đó chính là lý do vì sao nhiều người hay mua sắm quá tay khi sở hữu thẻ tín dụng.
Mua sắm, chi tiêu quá tay là sai lầm tài chính cơ bản nhất một người có thể mắc. Không những nó đưa bạn vào vòng xoáy nợ nần mà còn tạo nên thói quen xấu khi bạn có tiền thật, càng vào sâu trong vòng xoáy, khoản nợ tín dụng của bạn sẽ ngày một lớn hơn.
"Đừng trông chờ ai khi bạn về hưu"
Bạn nghĩ rằng khi mình về hưu, mỗi tháng nhận lương hưu và sống nhờ vào con cái thế nên bạn chẳng có khoản tiết kiệm nào cho bản thân. Và rồi khi về già, sự cố tới, người khác sẽ lo cho vấn đề của bạn. Nhầm, nhầm to rồi.
Thứ nhất, ngoại trừ bạn đoán trước được tương lai và chắc chắn rằng con cái sẽ nuôi mình, còn nếu không việc phó mặc bản thân cho thứ không định trước là hoàn toàn sai.
Thứ hai, đừng nghĩ rằng lương hưu sẽ đủ để hỗ trợ các khoản phí khi cần thiết, thế nên có một khoản tiết kiệm hưu trí khi về già là điều rất cần thiết. Đừng đổ lỗi cho người khác khi về hưu rồi mà không có tiền trang trải chi phí.
"Đầu tư là mạo hiểm và nhàm chán"
Chuyên gia tài chính Sophia Bera từng nói rằng:"Đầu tư nên nhàm chán. Nó giống với việc ngồi nhìn cỏ mọc cao hơn".
Đọc trên báo chí hay xem các bộ phim, ai cũng nghĩ rằng đầu tư sẽ năng động lắm, giá cả biến động từng giờ và bạn phải có những hoạt động tức thì để có lợi nhuận. Tất nhiên, điều này có đúng với một bộ phận nhỏ những nhà đầu tư, thế nhưng chưa chắc bạn đã đạt tới mức đó nên đừng kì vọng.
Đừng nghĩ rằng đầu tư luôn phải năng động, nhanh nhẹn, đa phần những nhà đầu tư đều hành động chậm rãi và cuộc sống của họ chẳng có gì tất bật cả.
Có nhiều người chọn tiết kiệm thay cho đầu tư vì đây là giải pháp an toàn, tiền không động đến nên chẳng mất đi đâu được. Thế nhưng, họ quên rằng giá trị của tiền luôn biến động, đồng tiền mất giá là điều dễ gặp nên dù có tiết kiệm đến mấy, giá trị của chúng không tương đương sau này.
Đầu tư gì là việc của bạn, giống với mục trên, giàu ra sao là do bạn nên hãy tự tìm thứ để mình đầu tư. Đừng mong nó sẽ an toàn và sẽ có lợi nhuận như kì vọng, đầu tư luôn mạo hiểm nhưng nó sẽ mang về cho người đầu tư số tiền tương xứng cũng như những trải nghiệm ít người có được.
"Luôn luôn có người nhiều tiền hơn bạn"
Chẳng cần nhìn đâu xa, hãy cứ đi ra đường và xem, bạn đi xe xịn, sẽ có người đi xe xịn hơn, trừ khi bạn mua chiếc xe đắt nhất trên đời này. Nếu bạn cảm thấy mình giàu có, hãy xem số tài sản của những tỷ phú để thấy họ có nhiều tiền hơn bạn bao nhiêu lần.
Theo đuổi sự giàu có chẳng có gì sai trái cả, và nếu bạn muốn trở thành người giàu nhất trên đời, điều đó càng tuyệt vời hơn. Thế nhưng, nếu có ai đó làm bạn phiền lòng vì khả năng tiêu tiền của họ, hãy cố gắng lên, đừng nản chí.
"Mọi người thường có một cuộc sống dư giả hơn những gì họ có thể chi trả, để có thể làm được điều này họ cắt bỏ phần chi phí tiết kiệm, đầu tư hoặc thậm chí đâm đầu vào nợ nần. Một số người sống như thế để làm người khác ấn tượng (hiệu ứng spotlight) thế nhưng thực tế là chẳng mấy ai quan tâm tới bạn đi xe đắt tiền ra sao hay có bộ trang phục hàng hiệu đến mức nào", Trent Hamm.
"Các khoản nợ không bao giờ giống nhau"
"Khoản nợ tốt nhất chính là khoản nợ mà bạn không nợ ai cả". Để bắt đầu, hãy liệt kê những khoản nợ mà bạn đang có rồi sắp xếp chúng theo thứ tự lãi suất giảm dần. Tất nhiên ai chẳng muốn trả nợ mà không có lãi, thế nhưng hãy tập trung trả những khoản nợ có lãi suất cao nhất trước như thế về lâu về dài bạn sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí.
Lặp lại điều này với những khoản nợ có lãi suất thấp hơn, luôn ưu tiên hoàn thiện những khoản lớn trước và nhỏ sau. Đừng quan tâm nhiều tới giá trị khoản nợ, hãy chỉ xem lãi suất mà thôi.
Một cách thức khác được đặt tên là "Debt Snowball" hoạt động theo cách thức ngược lại. Hãy trả những khoản nợ có giá trị nhỏ trước, không quan tâm tới lãi suất và sau đó trả khoản nợ có giá trị lớn thứ 2.
Khoản nợ lớn nhất được giữ nguyên nhưng khoản nợ cuối cùng và lớn thứ 2 luôn được giải quyết. Cách thức này hiệu quả về mặt tâm lý khi chúng ta giải quyết được nhiều khoản nợ cùng lúc, chọn cách nào tuỳ vào bạn.
"Có tiền không thôi chẳng làm bạn vui đâu"
Hạnh phúc, vui vẻ là một khái niệm rất rộng lớn, có nhiều tiền mà không được tiêu thì cũng chẳng giúp bạn vui vẻ hơn chút nào.
Thêm vào đó, đôi khi việc kiếm tiền cũng khiến bạn mệt mỏi, giả sử nếu bạn được giảm giờ làm nhưng hệ quả là bị giảm lương, bạn có dám đổi không?
"Hãy tự quan tâm đến tiền của mình"
Bạn có một cục tiền và xin ý kiến của người khác xem nên tiêu nó như thế nào, họ sẽ vẽ ra những thứ hào nhoáng nhất để đốt sạch tiền của bạn. Hãy có trách nhiệm với tiền của mình vì người khác chẳng quan tâm tới nó như bạn, nếu nó không mang lại lợi ích gì cho họ, sao họ phải quan tâm?
Thế nên nếu có nhiều tiền trong tay, đừng hỏi người khác nên làm gì với tiền của mình, hãy tự tiêu và có trách nhiệm với số tiền đó.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp