Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cá tra Việt Nam hưởng lợi?

Phân tích

06/07/2018 14:39

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang được nhiều DN thủy sản xem là cơ hội để xuất khẩu cá tra và sản phẩm thủy sản vào hai nước này.

Trước đây, cá tra xuất khẩu vào Trung Quốc qua đường chính ngạch phải chịu thuế VAT 17%, còn đi đường biên mậu không chịu thuế này (và cũng tránh được thuế nhập khẩu). Điều này giải thích lý do  vì sao cá tra từ Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.

Cuối tháng 5 vừa qua, Bộ Tài chính Trung Quốc đã công bố giảm thuế nhập khẩu đối với 221 mặt hàng thủy, hải sản đến từ các quốc gia ưu tiên (các quốc gia là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7.

Dù giảm thuế nhưng Trung Quốc lại không cho phép tồn dư photphat trong cá tra.
Dù giảm thuế nhưng Trung Quốc lại không cho phép tồn dư photphat trong cá tra.

Một doanh nghiệp cá tra tại Cần Thơ cho biết, thuế nhập khẩu cá tra phi lê sẽ giảm từ 10% xuống 7%, còn thuế nhập khẩu cá tra tươi hoặc ướp lạnh giảm từ 12% xuống 7%. Điều này thúc đẩy nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này muốn tìm cơ hội xuất chính thức chính ngạch.

Theo số liệu của Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đã đạt 174,268 triệu USD. Cá tra đang là mặt hàng thủy sản có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Trung Quốc. Với mức tăng trưởng từ 21 - 31%/năm.

Dù nhìn thấy cơ hội tăng sản lượng cá tra xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc khi nước này giảm thuế nhập khẩu, nhưng theo chính các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này. Phía Trung Quốc vẫn có những rào cản khác như quy định về dư lượng một số chất tồn dư. Chẳng hạn, còn cơ quan chức năng nước này không cho phép sản phẩm cá tra tồn dư photphat, dù ngay cả các nước EU quy định cho phép không vượt quá 4%.

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement