Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chích lể máu đầu ngón tay, ngón chân để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ?

Sức khỏe

17/05/2023 18:35

Thời gian gần đây, số bệnh nhân đột quỵ não gia tăng, không ít ca nhập viện khi bệnh đã chuyển biến rất nặng một phần do phát hiện, xử trí ban đầu chưa đúng cách. Việc chích máu đầu ngón tay, chân cũng là cách xử trí không đúng.

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu bị vỡ khiến máu chảy vảo nhu mô não, khoang dưới nhện, và não thất... hoặc khi mạch máu bị tắc nghẽn khiến cho dòng máu bình thường lên não bị chặn lại gây thiếu máu hoặc nhồi máu não

Trong vòng vài phút bị tước mất các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm cả oxy, các tế bào não bắt đầu chết – quá trình này có thể liên tục trong một vài giờ tiếp theo.

Thế nhưng, thời gian qua không ít trường hợp đột quỵ đã bỏ lỡ thời gian vàng cấp cứu khi người nhà cố gắng... tự cứu. Thấy bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ, người nhà bệnh nhân đã "cấp cứu" theo các phương pháp truyền miệng dân gian như dùng kim chích máu đầu ngón tay, cho uống thuốc hay cạo gió...

Cụ thể, trên facebook, Tiktok và nhiều diễn đàn hướng dẫn cụ thể rằng có thể dùng một cây kim may chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một milimét cho đến khi có máu rỉ ra. Như thế, khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay. Bước tiếp theo là châm vào hai bên dái tai mỗi bên 2 mũi, cho đến khi máu nhỏ giọt ra. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. 

Thậm chí, nhiều cư dân mạng cho rằng đây là một phương pháp sơ cứu mà mọi người nên biết, nó sẽ cứu được mạng sống của những người bị tai biến mạch mạch máu não.

Cấp cứu kiểu lang băm: Đột quỵ chỉ cần chích lể máu đầu ngón tay, ngón chân là được cứu?  - Ảnh 1.

Chích máu đầu ngón tay điều trị đột quỵ chỉ là trò lừa bịp.

Đột quỵ phải cần cấp cứu thực sự. Cấp cứu trong thời gian "vàng" (khoảng 3-4,5 giờ) từ khi khởi phát triệu chứng có thể cứu người đột quỵ. Trong thời gian này, bác sĩ có thể dùng thuốc tiêu sợi huyết để cứu sống người bệnh, nâng cao tỷ lệ phục hồi, hạn chế di chứng để lại sau này. Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể kiểm tra và áp dụng các kỹ thuật khác để điều trị cho người đột quỵ phù hợp.

Trong đột quỵ, thời gian là não, càng mất nhiều thời gian, càng mất nhiều tế bào não. Cụ thể, cứ mỗi phút trôi qua, chúng ta mất hơn 1,9 triệu neuron và 13,8 tỷ synap thần kinh. Người bệnh càng đến sớm bao nhiêu thì cơ hội hồi phục càng cao bấy nhiêu. 

Việc cần làm ngay là đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để bảo toàn tính mạng và tránh di chứng nặng nề cho người bệnh.

Nếu được điều trị trong vòng 90 phút từ lúc khởi phát, thì cứ khoảng 3 người được điều trị tái tưới máu, thì 1 người sẽ trở lại cuộc sống hoàn toàn bình thường. Nếu tiết kiệm mỗi 15 phút, thì cơ hội người bệnh có cuộc sống tự lập tăng thêm 4%. Do đó để không để mất thời gian, chúng ta phải khẩn trương đưa người bệnh tới cơ sở y tế điều trị đột quỵ, càng mất thời gian, người thân chúng ta càng có nguy cơ tử vong.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Dũng – Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Ngày nay, công nghệ phát triển mạnh mẽ nên mỗi người cần trang bị kiến thức cơ bản về sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt và thu nhận kiến thức đúng. Trong quá trình cứu chữa, các bác sĩ gặp rất nhiều trường hợp người thân hiểu lầm về cách cấp cứu bệnh nhân đột quỵ não, gây ra những điều tiếc nuối cho chính người thân của mình".

 Sơ cứu người bị đột quỵ như thế nào? 

Các bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ não cần chú ý:

- Không để nạn nhân nằm ngửa mà nên nằm nghiêng...

- Không cho người bệnh ăn uống hay sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Không dùng kim chích các đầu ngón tay hay chân của người bệnh.

- Không cạo gió.

- Không để người bệnh nằm lâu một chỗ, mà cần khẩn trương đưa đi cấp cứu.

Thấy người bệnh đột quỵ não, chúng ta cần bình tĩnh và thực hiện các bước sơ cứu ban đầu như sau:

- Đặt người bệnh ở tư thế nằm, kê đầu với độ cao khoảng 30-40 độ.

- Nới rộng quần áo thông thoáng.

- Xoay người bệnh sang một bên để không bị sặc (vì trong cổ họng lúc này có thể có nhiều đờm, xoay nghiêng sẽ giúp đờm chảy ra ngoài, không chảy ngược gây bít tắc đường thở).

- Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng cấp cứu trong thời gian sớm nhất, đặc biệt là giờ vàng của đột quỵ não dưới 4,5 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên.

(Nguồn: Tổng hợp)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement