Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xây xẩm, chóng mặt: Trúng nắng hay dấu hiệu cảnh báo trước cơn đột quỵ?

Sức khỏe

25/04/2023 08:57

Mùa hè đến mang theo những ngày nắng nóng dữ dội. Đi kèm với những ánh nắng gay gắt là tình trạng xây xẩm mặt mày, hoa mắt chóng mặt mà nhiều người nghĩ rằng là do trúng nắng. Ít ai biết rằng, những dấu hiệu này cũng có thể là lời cảnh báo trước cho cơn đột quỵ sắp xảy ra.

Sự khác biệt giữa trúng nắng và đột quỵ

Ngày nắng nóng khiến con người ta xuất hiện triệu chứng xây xẩm, chóng mặt. Đây vừa có thể là dấu hiệu của hiện tượng trúng nắng, lại vừa có thể là dấu hiệu cảnh báo trước cơn đột quỵ có thể xảy ra. Vậy làm sao để phân biệt tình trạng xây xẩm mặt mày do nguyên nhân nào gây ra?

Thông thường, người ta dựa trên những triệu chứng khác kèm theo để xác định xem đang bị trúng nắng hay đột quỵ.

Trong trường hợp bị trúng nắng, người bệnh sẽ cảm thấy:

Khác với đột quỵ, say nắng và sốc nhiệt sẽ có các triệu chứng khởi phát. Diễn tiến bệnh của say nắng và sốc nhiệt sẽ thay đổi theo cấp độ.

- Khi mới bị say nắng hoặc sốc nhiệt, người bệnh sẽ có biểu hiện toàn thân như đỏ bừng mặt, khát nước, đau đầu, chóng mặt.

- Khi bị say nắng hoặc sốc nhiệt ở mức độ nặng, người bệnh mới có các triệu chứng gần giống với đột quỵ như lú lẫn, nói năng lẫn lộn. Ở giai đoạn muộn bệnh nhân sẽ có triệu chứng lơ mơ, hôn mê, co giật, tụt huyết áp.

Lúc này, người thân cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để sơ cứu kịp thời do bệnh nhân bị sốc nhiệt và vẫn có thể tiếp tục mắc thêm đột quỵ nếu có sẵn các yếu tố nguy cơ.

Trong khi đó, đột quỵ xuất hiện với các triệu chứng như:

Các triệu chứng của đột quỵ được gói gọn trong từ :

- F (Face): có nghĩa là mặt. Dấu hiệu cảnh báo sớm của đột quỵ sẽ được biểu hiện qua tình trạng mất cân xứng trên mặt của người bệnh, bao gồm: mặt bị lệch, cười lệch, khi ăn đồ ăn, thức uống bị rớt sang 1 bên miệng.

- A (Arms): có nghĩa là cánh tay. A được hiểu là vận động 1 bên, khi cầm đồ một bên tay yếu hơn, dễ bị rơi đồ hơn. Để kiểm tra, người bệnh có thể giơ 2 tay ra phía trước mặt để đánh giá xem lực tay có cân bằng hay không.

- S (Speak): có nghĩa là ngôn ngữ nói. Nếu giọng nói ngọng bất thường, nói không rõ chữ, nói bị dính chữ thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.

Phân biệt được nguyên nhân gây xây xẩm, hoa mắt là do trúng nắng hay đột quỵ sẽ giúp bạn có cách xử trí phù hợp. Song nhiều người vẫn khá thắc mắc không hiểu tại sao nắng nóng lại gây đột quỵ?

Tại sao nắng nóng lại gây đột quỵ?

Đi kèm với những ngày hè nóng bức, ngột ngạt là thông tin về những trường hợp đột quỵ do nắng nóng. Có nhiều nghiên cứu và báo cáo ghi nhận rằng vào mùa hè, tỷ lệ đột quỵ cao hơn so với các mùa khác.

Tình trạng đột quỵ thường xuyên xảy ra vào mùa hè là do việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ kém hơn so với các mùa khác. Các yếu tố nguy cơ này bao gồm: cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, uống rượu,...

Nắng nóng gay gắt - trúng nắng hay dấu hiệu cảnh báo trước cơn đột quỵ? - Ảnh 1.

Trong những ngày nắng nóng, người có yếu tố nguy cơ cần phải cẩn trọng để phòng tránh đột quỵ.

Ngoài ra, yếu tố nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng dễ dẫn đến tình trạng tăng nhịp tim, tăng huyết áp, mất nước do hoạt động lâu dưới thời tiết nắng nóng,... gây ra đột quỵ, thiếu máu não ở những người lớn tuổi và người có bệnh lý nền. Thực tế, bệnh thường xuất hiện do:

Sốc nhiệt

Khi thời tiết nóng bức thì nhu cầu sử dụng điều hòa gia tăng. Khi di chuyển đột ngột từ trong điều hòa lạnh ra ngoài trời nóng, sự thay đổi nhiệt độ làm cho các mạch máu giãn nở đột ngột và gây nên tình trạng đột quỵ.

Đứng dưới nắng quá lâu

Đứng lâu dưới nắng có thể gây ra:

– Mất nước: Nhiệt độ tăng làm cơ thể thường xuyên bài tiết mồ hôi để điều hòa thân nhiệt. Từ đó, giảm khối lượng máu toàn cơ thể, lưu lượng máu lên não cũng không đảm bảo và gây ra đột quỵ. Đặc biệt, mất nước cũng làm cho độ nhớt máu tăng, cục máu đông dễ hình thành và gây ra đột quỵ.

– Thân nhiệt tăng cao: Mặc dù cơ thể có cơ chế điều hòa nhiệt nhưng nếu nhiệt độ ngoài trời cao hơn 39-40 độ C thì hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch đều sẽ bị ảnh hưởng nhất định. Khi đó, hoạt động cung cấp máu lên não có thể bị rối loạn, gián đoạn và gây ra đột quỵ.

Thực tế, đột quỵ khi trời nắng nóng thường xảy ra chủ yếu ở: Trẻ em dưới 4 tuổi, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên hay những người có các bệnh lý nền như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,… Do đó, cần có những biện pháp để phòng tránh đột quỵ do nắng nóng cho những đối tượng này.

Nắng nóng gay gắt - trúng nắng hay dấu hiệu cảnh báo trước cơn đột quỵ? - Ảnh 2.

Mùa nóng, coi chừng lầm tưởng dấu hiệu đột quỵ là say nắng.

Khi có dấu hiệu xây xẩm, chóng mặt nên làm gì?

Đôi khi việc ra đường khi trời nắng gắt là bắt buộc, không thể tránh khỏi. Do đó, nếu cần đi ra đường, bạn nên lưu ý che chắn kĩ, mặc áo chống nắng, đội mũ, đeo khẩu trang,… để giảm bớt những tác động của môi trường tới cơ thể.

Trong trường hợp đang đi trên đường mà bạn thấy mình có dấu hiệu xây xẩm mặt mày, hoa mắt chóng mặt, thì bạn nên làm ngay một số biện pháp sau:

– Dừng xe ở ven đường nơi có bóng mát, không quá nóng. Nếu có nhà dân có thể ghé lại xin sự giúp đỡ.

– Từ từ ngồi xuống, hít thở sâu, bình tĩnh để cung cấp kịp thời oxy cần thiết cho não bộ, nghỉ ngơi để đầu óc thư giãn.

– Bổ sung ngay nước uống, nếu có điều kiện nên bổ sung nước điện giải.

– Ăn nhẹ (bánh, socola, sữa chua, trái cây,…) để tăng lượng đường trong cơ thể, giảm bớt triệu chứng xây xẩm, chóng mặt.

– Nếu cảm giác đau đầu dữ dội xuất hiện nên nhờ người đưa tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

(Nguồn: Tổng hợp)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement