Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chết đuối... bao giờ giảm?

Phân tích

18/04/2017 02:18

Bạn bè rủ rê, không biết bơi, thiếu kỹ năng ứng phó trước những tình huống nguy hiểm, sự quản lý từ gia đình và nhà trường chưa “đến nơi đến chốn”... là những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ chết đuối ở trẻ em.

Thời gian vừaqua, các vụ tai nạn đuối nước thương tâm xảy ra đã cướp đi rất nhiều tính mạng trẻ em. Tình trạng trên là nỗi ám ảnh biết bao gia đình khi “đầu bạc phải tiễn đầu xanh”.

Theo thông tinTuổi trẻ Online, cách đây không lâu, ngày 2/4, hai học sinh đi chăn bò chết đuối tại hồ nước Bàu Hàn, tỉnh Nghệ An. Đến ngày 5/4, vụ chết đuối lại xảy ra khi hai học sinh Trường THCS Trần Phú rủ nhau ra khu vực hồ trung tâm thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông để tắm. Mới đây nhất ngày 14/4, hai học sinh lớp 8 lại chết đuối thương tâm tại sông Đồng Nai thuộc tỉnh Bình Dương.

Học bơi để tránh đuối nước -Ảnh: Trần Mai
Hãy hiểu tâm lý trẻ

“Nhu cầu khám phá thế giới bên ngoài của trẻ rất cao” - ThS tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung nhấn mạnh. ThS cho biết những địa điểm có nước, nhất là mùa nắng nóng, là những địa điểm rất thú vị và vô cùng hấp dẫn đối với trẻ.

ThS tâm lý Đào Lê Hòa An nói“trẻ em có tâm lý thích đi tắm ao, hồ... bởi vì có bạn bè vui chơi và khung cảnh thiên nhiên ở đóđẹp”. Ngoài tâm lý thích thú muốnkhám phá thông thường các em không chuẩn bị tâm lý đến cáctình huống xấu và cách ứng phó tình huống khi gặp nạn. Đồng thời, trẻ có tâm lý nghĩ rằng chính bạn bè của mình cũng biết bơi nên trường hợp nguy hiểm sẽ không xảy ra đối với mình.

“Ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông”, ThS Nhung cho hay, khi các em rủ nhau đi bơi, thường có những em biết bơi và không biết bơi. Những em biết bơi rủ rê, lôi kéo những em không biết bơi. Song song đó, những em không biết bơi lại hứng thú, tò mò, muốn hòa vui cùng bạn bè nên trường hợp các em “chết chùm” là chuyện dễ hiểu. Những suy nghĩ đó của các em hoàn toàn bộc phát và không ý thức được hậu quả.

Ngoài ra, có những em biết bơi nhưng nếu có những trường hợp bất trắc xảy ra như chuột rút, bị thương... thì các em lại không có kinh nghiệm xử lý, ứng phó do chưa được trang bị kỹ năng từ phía phụ huynh, nhà trường và xã hội.

Nhớ để mắt đến con

Hàng trăm bạn đọc đồng cảm trước những mất mát quá lớn vớigia đình khi có con em chết đuối, và cũng có nhiều ý kiến tỏ ra bức xúc khi tình trạng trẻ em chết đuối cứ “nối đuôi nhau” xảy ra, đặc biệt là mùa hè nắng nóng.

Để tránh những hệ lụy xảy ra thì phụ huynh hơn ai hết là những người cần quan tâm, trang bị cho trẻ các kỹ năng để ứng phó với những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.

ThS Nguyễn Thị TrangNhung nói“kỹ năng bơi lội, xử lý sự cố ở dưới nước và cứu người đuối nước là những kỹ năng rất quan trọng mà bất kỳphụ huynh và trường học nào cũng phải trang bị cho trẻđể đảm bảo an toàntính mạng cho chính cá nhân trẻ và những người xung quanh”.

Theo ông An, những kỹ năng trên không chỉ là lý thuyết suông mà phải chú trọng nhiều đến thực hành trong thực tế mới đạt được hiệu quả cao.

Hãy trang bị kỹ năng phòng ngừa đuối nước cho trẻ bằng cách tạo ra những tình huống giả định dưới sự quan sát của huấnluyện viên chuyên môn, để các em có thểxử lý nhanh chóng, kịp thời với những tình huống nguy hiểm bất ngờ xảy ra.

Hình thành kỹ năng cho trẻ

ThS tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung nêu lên ý kiếnhiện nay các bậc phụ huynh quá “ỷ lại” khi giao trọng trách giáo dục con em mình cho nhà trường.Song song đó, nhiều phụ huynh không bao giờ cho con em mình tham gia các hoạt động như đi biển, ao, hồ, sông, suối... về lâu dài đứa trẻ không có kỹ năng và thiếu bản lĩnh.

Ngoài ra, có phụ huynh cho con tham gia nhưng thiếu sự quan sát, định hướng. Phụ huynh cần phải quan tâm đến việc trang bị cho con những kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm.

Ông An cho haykhông chỉ việc chocon mình bơi mộtcách bình thường, phụ huynh còn phải tạo ra những tình huống giả định màcon có thể gặp phải khi bơi. Ví dụ như: Bị chuột rút con xử lý như thế nào? Bạn con đang gặp tai nạn dưới nước con ứng phó ra sao?...

Vì vậy, gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp đồng bộ để đưa bộ môn bơi lội vào chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và trung học. Qua đó, đứa trẻ sẽ hình thành những kỹ năng, cách xử lý linh hoạt, nhanh nhẹn trong các tình huống nguy hiểm để giảm thiểu tình trạng chết đuối thương tâm trong thời gian vừa qua.

“Càng cấm, càng làm”

Thay vì hướng dẫn trẻ thì nhiều phụ huynh cấm tuyệt đối con mình không được đến ao, hồ, sông, suối... Đối với tâm lý con trẻ thì cấm chúng càng làm, cho nên tốt nhất chúng ta không nên cấm màhãy lắng nghe, hướng dẫn về thái độ, về kỹ năng phòng ngừa tai nạn đuối nước.

VÕ HƯƠNG - XUÂN MAI - MẠNH KHANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement