Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cháy rừng ở Australia có thể khiến nền kinh tế đi xuống

Vĩ mô

06/01/2020 13:59

Các nhà kinh tế trưởng của BetaShares Capital cho biết, các vụ cháy rừng xảy ra trên khắp nước Úc đang đe dọa sẽ kéo nền kinh tế đi xuống.

Cuối tuần vừa rồi là những ngày tồi tệ nhất tính đến thời điểm này của cuộc khủng hoảng cháy rừng bắt đầu ở Australia vào tháng 9 năm ngoái. Nhiệt độ cao kỷ lục cùng với thời tiết khô hạn nghiêm trọng kéo dài do biến đổi khí hậu đã gây ra những biển lửa, khiến quang cảnh nhiều nơi ở Australia trông không khác gì "ngày tận thế".

Ít nhất 24 người đã thiệt mạng, hơn 1.000 ngôi nhà và 9 triệu mẫu đất đã bị phá hủy. Chất lượng không khí ở thủ đô Canberra của Australia đang được đánh giá là tệ nhất thế giới.

Hôm 6/1, David Bassan, nhà kinh tế trưởng tại BetaShares Capital đã cảnh báo rằng ngoài sự mất mát khủng khiếp về tính mạng và tài sản, người Úc cũng nên chuẩn bị cho sự chậm lại trong nền kinh tế.

"Chắc chắn nền kinh tế sẽ chậm lại", theo Bassan. "Vì vậy, từ góc độ vĩ mô, nó có thể tác động tiêu cực đến niềm tin của người tiêu dùng, đặc biệt rất dễ bị tổn thương vào thời điểm hiện tại, những điều đó có thể là lực cản đối với tăng trưởng kinh tế".

Đây là cuộc khủng hoảng cháy rừng tồi tệ nhất ở Australia trong nhiều năm trở lại đây - Ảnh: EPA/BBC.
Đây là cuộc khủng hoảng cháy rừng tồi tệ nhất ở Australia trong nhiều năm trở lại đây - Ảnh: EPA/BBC.

Kể từ 5/1, hàng chục ngàn ngôi nhà ở cả hai bang New South Wales và Victoria đều không có điện, Reuters đưa tin.

Bất chấp nỗ lực của quân đội và cảnh sát triển khai trên quy mô lớn để sơ tán người dân khỏi các thị trấn ven biển, nhưng vẫn có nhiều người bị mất tích, theo Reuters.

"Điều quan trọng là chính phủ Úc có thể nỗ lực thực hiện các chính sách biến đổi khí hậu toàn cầu", Bassan nói cho biết, "Australia nên đi đầu trong việc chống biến đổi khí hậu".

"Trong thực tế, Australia sẽ là một trong những quốc gia có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi biến đổi khí hậu", ông nói.

Úc đã chiến đấu với các vụ cháy rừng trên khắp bờ biển phía đông trong nhiều tháng qua, và các chuyên gia đã chỉ ra rằng biến đổi khí hậu là một yếu tố quan trọng đối với hạn hán kéo dài 3 năm đã khiến đất nước này trở nên khô cằn và dễ bị hỏa hoạn.

Cuối tuần vừa rồi, Thủ tướng Australia Scott Morrison cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng cháy rừng có thể kéo dài thêm nhiều tháng nữa. Cùng với đó, ông Morrison tuyên bố thành lập một cơ quan phục hồi sau thảm họa nhằm giúp những người bị mất nhà cửa và cơ sở làm ăn trong trận cháy, với ngân sách khoảng 2 tỷ Đôla Australia được cấp trong vòng 2 năm.

Trước đó, ông Morrison bị chỉ trích mạnh về cách phản ứng với thảm họa cháy rừng, bao gồm việc ông có kỳ nghỉ ở Hawaii trong lúc Australia đang vật lộn với trận cháy.

"Những đám cháy này lớn hơn rất nhiều so với các đám cháy trước đây, và tôi nghĩ rằng điều này sẽ diễn ra với tần suất ngày càng cao do tác động của biến đổi khí hậu, tôi nghĩ đây là một hồi chuông cảnh tỉnh cho nước Úc. Sự thay đổi khí hậu đang bắt đầu ảnh hưởng đến chúng ta và ngày càng có nhiều người đang nhận ra đây là những dấu hiệu hữu hình đầu tiên chúng ta phải đối mặt", ông Bassan cho biết.

"Tôi nghĩ rằng Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) nên làm nhiều hơn nữa", ông Bassan bình luận và cho biết thêm rằng ông dự báo sẽ có hai lần cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương trong nửa đầu năm 2020.

"Ngay cả trước khi xảy ra hỏa hoạn, tôi đã nghĩ rằng RBA sẽ cắt giảm thêm hai lần nữa vì sự yếu kém của nền kinh tế", nhà kinh tế Bassan cho biết.

"Chúng tôi sẽ thảo luận về các biện pháp nới lỏng định lượng, mua trái phiếu chính phủ để hạ lãi suất dài hạn, tôi nghĩ sẽ được thảo luận trong nửa cuối năm nay".

Vào cuối năm 2019, RBA đã cắt giảm lãi suất ở mức thấp kỷ lục, điều này đồng nghĩ với việc trong tương lai sẽ hiếm khi xuất hiện các đợt cắt lãi suất.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement