Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cha mẹ cho con uống kháng sinh vô tội vạ và cái kết đáng báo động

Vĩ mô

08/05/2017 09:30

Tình trạng bệnh nhân kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng tại các bệnh viện, đối tượng đáng lưu ý nhất là trẻ em, buộc Sở Y tế TP HCM phải tổ chức họp khẩn để bàn giải pháp kiểm soát.

Bệnh viện ngập kín bệnh nhi

Những ngày vừa qua PV có mặt tại các bệnh viện, nhà thuốc để tìm hiểu vì sao tình trạng kháng thuốc ngày cày nghiêm trọng, trong đó đối tượng cần được lưu ý và quan tâm nhất là trẻ em.

Bệnh viện Nhi đồng 1 chật kín bệnh nhi chờ điều trị, nhiều trường hợp bệnh nhẹ nhưng cha mẹ tự ý cho uống kháng sinh vô tội vạ dẫn đến kháng thuốc, nặng bệnh. Ảnh: Mỹ An.

Ghi nhận vào chiều 7/5, hành lang khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1 ngập kín bệnh nhi. Tại đây, nhiều trẻ xếp hàng chờ đến lượt truyền thuốc, truyền dịch và đeo máy hô hấp.

Ngồi bên hành lang cạnh con trai bé nhỏ mới 26 tháng tuổi với khuôn mặt lo lắng, chị Lan quê ở Tiền Giang cho biết chị đã chuyển con lên Sài Gòn điều trị được 3 ngày nay.

Ở dưới quê, con trai chị Lan có biểu hiện quấy khóc, ho, sốt, và tiêu chảy liên tục không dứt, nên chị phải chuyển lên BV Nhi Đồng 1. Bác sĩ chẩn đoán, bé chỉ bệnh đơn giản nhưng do dùng nhiều kháng sinh nên có dấu hiệu kháng thuốc.

“Cháu có triệu trứng ho, sốt cao hơn 10 ngày dưới quê, tôi mua thuốc ở hiệu thuốc về cho cháu uống nhưng không khỏi. Lên đây, bác sĩ la quá, bảo cho cháu uống kháng sinh nhiều quá, có dấu hiệu kháng thuốc nên mấy hôm nay toàn truyền dịch cho cháu” - chị Lan cho biết.

Còn chị Huyền đến từ quận Tân Bình cho con nhập viện vào ngày 2/5, và sau đó phải cho con xuất viện để điều trị ngoại trú. Chị Huyền bộc bạch: “Bệnh viện đông đúc đến ngột ngạt, tôi đưa cháu đến mấy phòng khám tư cho thuốc uống hoài mà không bớt xíu nào nên đưa vô đây. Cháu bị viêm phổi nặng nhưng chỉ truyền thuốc và hỗ trợ từ máy hô hấp mới đỡ được chút ít chứ uống thuốc không khỏi. Cháu hay quấy khóc khiến cả nhà mệt mỏi...”.

Quan sát nhiều trường hợp khác, chúng tôi thấy mỗi khi lấy ven để truyền dịch, có cháu phải lấy ở chân, tay, có cháu ven không hiện phải lấy cả ở trên đầu để truyền rất đau đớn, tội nghiệp.

"Lờn" cả bán thuốc dễ dãi

Trong khi lờn thuốc được xác định phần lớn do tự ý uống kháng sinh, thì tại các nhà thuốc tình trạng mua bán kháng sinh diễn ra một cách vô tội vạ.

Tại khu vực phố nhà thuốc trên đường Tô Hiến Thành, quận 10, chúng tôi ghi nhận nhiều hiệu thuốc buôn bán khá nhộn nhịp. Ngoài việc bán thuốc theo kê toa của bác sĩ thì các hiệu thuốc chủ yếu bán thuốc lẻ không theo chỉ định. Tại đây, việc mua kháng sinh khá dễ dàng, người mua yêu cầu thuốc gì thì dược sĩ cung cấp và một vài chỉ định qua loa lấy lệ như: bệnh nhân có đau bao tử, bệnh tim...

“Bệnh nhẹ cảm ho sổ mũi, thì tới hiệu thuốc mua vài liều uống cần gì đi bác sĩ. Nói thật mình cũng không phân biệt được các loại kháng sinh, có uống vài viên chắc cũng không kháng thuốc như bác sĩ khuyến cáo đâu” - chị Mai Hoa một người chặc lưỡi nói với chúng tôi.

Riêng dược sĩ Trần Thị Nga thì cho biết, việc bán lẻ là việc bất đắt dĩ biết là không đúng, song bây giờ tình trạng này cũng “lờn” như lờn thuốc rồi. Bà Nga nói: “Người dân mắc mấy bệnh lặt vặt ra hiệu thuốc cho tiện, ai bán có tâm kê kháng sinh thì chỉ định, khuyến cáo, không thì cũng qua loa cho xong”.

Hành động khẩn phòng chống kháng kháng sinh

Ngày 5/5 vừa qua, Sở Y tế TP HCM đã tổ chức cuộc họp khẩn do BS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở chủ trì. Lãnh đạo Sở Y tế nhận định phòng chống kháng thuốc là hoạt động hết sức quan trọng, cần được tích cực đẩy mạnh trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình kháng kháng sinh đang ngày càng trầm trọng.

Vì vậy ông Tăng Chí Thượng chỉ đạo tổ chức và xây dựng “Chương trình hành động phòng chống kháng thuốc của ngành y tế TP HCM đến năm 2020”, nhằm tuyên truyền cho người dân và cán bộ ngành thực hiện.

Các nội dung chính mà Sở sẽ tiến hành thực hiện trong chương trình phòng kháng thuốc bao gồm:

_ Thành lập Ban chỉ đạo chương trình hành động phòng chống kháng thuốc.

_ Xây dựng và ban hành khuyến cáo về quản lý sử dụng kháng sinh hợp lý trong bệnh viện.

_ Tổ chức tập huấn cho các bệnh viện về quản lý sử dụng kháng sinh.

_ Khảo sát dữ liệu vi sinh và tình hình kháng thuốc tại các bệnh viện hàng năm, đề ra các giải pháp trong hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện, nhằm hạn chế tối đa nhiễm khuẩn trong bệnh viện.

_ Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động bán thuốc kháng sinh tại cơ sở bán lẻ thuốc, xử phạt nghiêm bán thuốc không theo đơn.

MỸ AN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement