Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

CEO Vietnam Airlines: "Đào tạo phi công ròng rã 8 năm rồi bị doanh nghiệp khác vợt mất"

Vĩ mô

06/05/2019 08:13

Từ khi thị trường hàng không có sự cạnh tranh với sự tham gia của nhiều hãng hàng không, VNA đang phải đối diện với nguy cơ chảy máu chất xám.

Tại chương trình Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ công nhân, lao động kỹ thuật cao năm 2019 ở TP.HCM vào ngày 5/5, Tổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành bày tỏ lo ngại về thực trạng cạnh tranh không lành mạnh đối với thị trường nhân lực ngành hàng không.

Theoông Thành, hiện nay, VNA đang khai thác, vận hành trên 100 máy bay; tổng số cán bộ, nhân viên là trên 20.000 người.

Trong đó, có 1.200 phi công, 2.500 kỹ sư máy bay và 3.000 tiếp viên hàng không.

CEO Vietnam Airlines:

"Trước đây, lực lượng phi công, kỹ sư chủ yếu đào tạo ở nước ngoài với chi phí khoảng 200.000 USD/người, phần lớn dựa vào vốn ODA. Tuy nhiên, từ đầu năm 2000 đến nay, VNA  tự chủ đào tạo. Đến thời điểm này, VNA đã đào tạo gần 800 trong tổng số 1.200 phi công là người Việt Nam, chỉ còn thiếu khoảng 400 phải tuyển phi công nước ngoài", ông Thành nói. 

CEO VNA cho biết để có được 160 phi công Boeing 787 bay, công ty bắt đầu công cuộc tuyển chọn từ năm 2008. Để đào tạo 1 phi công lái chính Airbus A320, A321 cần ít nhất 3 - 4 năm; với phi công lái Airbus A350, Boeing 787 thì 7 - 8 năm.

Ông Thành nói, thế nhưng từ khi thị trường hàng không có sự cạnh tranh mạnh hơn với sự tham gia của nhiều hãng hàng không, VNA đang phải đối diện với nguy cơ chảy máu chất xám do các DN mới sẵn sàng đưa ra mức thu nhập cao để thu hút, "kéo" phi công của VNA.

"Trong giai đoạn đầu phát triển, VNA tạm coi đây là trách nhiệm của hãng hàng không quốc gia, đào tạo nhân lực chung. Thế nhưng bị "kéo" tới 30% của 1 đội bay thì trở thành bất hợp lý. Đầu tư cơ sở để đào tạo phi công, kỹ sư bài bản mất rất nhiều thời gian và tiền của. Chúng tôi không thể yên tâm đầu tư lâu dài khi phải đối diện với những sự bất ổn, đảo lộn về thị trường như vậy", ông Thành nói.

Tại VNA, chế độ bảo hiểm sức khỏe cho phi công áp dụng 100 triệu đồng/người/năm; Bảo hiểm hưu trí tự nguyện là 300 triệu đồng/người/năm và mức lương của phi công Việt Nam cao nhất là 300 triệu/tháng. Trung bình, phi công Việt nhận 150 triệu đồng/người/tháng.

M.N
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement