13/10/2019 08:42
CEO Phúc Khang Corp Lưu Thị Thanh Mẫu: Chuyên gia đi ngược sóng!
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu vẫn luôn được giới bất động sản TP.HCM cho là người thích đi làm chuyện ngược đời, lạ lùng nhưng ít ai biết, đó lại là chìa khóa thành công của Phúc Khang Corp.
Triết lý kinh doanh ngược sóng
Trò chuyện với bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng Giám đốc Phúc Khang Corp giữa lúc thị trường bất động sản lao dốc, vẫn thấy ở chị sự an nhiên, điềm tĩnh của người hiểu rõ con đường đi sắp tới của mình, của doanh nghiệp mình, bên cạnh tư duy nhạy bén.
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng Giám đốc Phúc Khang Corp. |
Từng tốt nghiệp hai trường đại học (ngành Luật và Đông phương học), nhưng bà Mẫu khẳng định: “Tôi chỉ có một nghề duy nhất là kinh doanh bất động sản”. Ngay từ năm thứ 3 đại học, Thanh Mẫu đã dấn thân vào con đường kinh doanh bất động sản. Nhờ sự nhạy bén trong kinh doanh, chị đã nhanh chóng trưởng thành với nghề đã chọn.
“Có lẽ ít ai biết tôi bắt đầu kinh doanh bất động sản từ năm thứ 3 đại học. Càng ít người biết tôi vốn là một “hạt giống đỏ” trưởng thành phong trào Công tác Đoàn và phong trào sinh viên lúc ấy. Lúc đó, cơ hội của tôi cũng rất lớn nhưng vì yêu thích kinh doanh nên tôi đã bỏ qua con đường nhiều hứa hẹn này...”.
“Một số người bạn theo đuổi con đường nhà nước khi biết tôi lựa chọn sang làm kinh tế cũng tiếc. Nhưng tôi quan niệm, làm gì thì cũng là cống hiến cho đất nước, vậy thôi. Có lẽ quan niệm đó sau này đã ngấm vào triết lý kinh doanh xuyên suốt của Phúc Khang Corporation, đó là, phát triển bền vững phải bắt đầu từ phát triển có trách nhiệm, phải luôn biết mình có trách nhiệm giữ gìn thành tựu của thế hệ đi trước và kiến tạo giá trị tốt hơn cho thế hệ tương lai”, bà Mẫu nhớ lại.
Năm 2009, khi nền kinh tế bắt đầu “ngấm đòn” khủng hoảng, hàng loạt doanh nghiệp địa ốc đóng cửa, Thanh Mẫu lại cùng các đồng sự thành lập Phúc Khang. Thời điểm ấy, chỉ có các dự án căn hộ được cho là còn “cửa sáng”, nhưng Phúc Khang lại chọn phân khúc đất nền vùng ven để khởi đầu, với quan điểm 80% người Việt xuất thân từ nông dân.
“Thời điểm đó, việc Phúc Khang đầu tư vào phân khúc này bị nhiều người ví như đụng vào “xác chết”, bởi đây là phân khúc không ai làm và rất khó thành công”, Thanh Mẫu bộc bạch. Dũng cảm “đi ngược chiều”, chị đã hoạch định cho Phúc Khang một chiến lược kinh doanh bài bản và khác biệt.
Dự án Làng Sen Việt Nam tại Long An giúp Phúc Khang thắng lớn. |
Theo đó, Phúc Khang chọn hướng phát triển với mô hình đô thị sinh thái, chọn vị trí dự án với tiêu chí “bám” vào các khu vực có bán kính cách trung tâm TP.HCM khoảng 30km trở lại, nằm trong chiến lược phát triển hạ tầng giao thông của quốc gia.
Về vấn đề tài chính, Thanh Mẫu phân tích, khi thị trường gặp khủng hoảng, doanh nghiệp phải tính đến phương án tích lũy và số đông, thay vì thu 100% giá trị bất động sản của 100 khách hàng, hãy thu 10% của 1.000 khách hàng. Như vậy, doanh nghiệp vẫn đảm bảo doanh thu và khách hàng cũng dễ dàng tích lũy để sở hữu bất động sản.
Giải pháp của Phúc Khang lúc đó đã “đánh” đúng vào nhu cầu và tâm lý của khách hàng. Các dự án do công ty tham gia đầu tư như EcoSun (Đồng Nai), Eco Village (Long An), Eco Town (TP.HCM) và đặc biệt hơn cả là dự án Làng Sen Việt Nam tại Long An, với quy mô hơn 65ha, hơn 2.450 nền, dự kiến bán trong 18 tháng, nhưng chỉ sau 6 tháng đã hết hàng.
Giữa lúc đang rất thành công với dòng sản phẩm khu đô thị vùng ven, nhưng đến năm 2015, Phúc Khang bất ngờ chuyển hướng đầu tư vào thị trường căn hộ. Đặc biệt hơn, dự án Diamond Lotus Riverside tại quận 8, TP.HCM của Phúc Khang lại là dự án tiên phong tại Việt Nam theo đuổi tiêu chuẩn xanh của Mỹ (LEED).
Kể về sự chuyển hướng này, “CEO xanh” Lưu Thị Thanh Mẫu nhớ lại những khó khăn từ việc trình bày ý tưởng đến việc thực hiện và triển khai dự án để thuyết phục Hội đồng quản trị và quan trọng nhất là với đối tác lớn, những nhà thầu hạng A trên thị trường bất động Việt Nam bởi những ý tưởng của bà khi đó được đánh giá là... viễn vông.
“Khi trình bày ý tưởng với anh Nguyễn Bá Dương-CEO CotecCons, anh hỏi rất chân tình “em bị sao vậy Mẫu, đang không đang lành tự nhiên nhảy vô những dự án khó này làm gì”. Sau đó, cả một thời gian dài, mình mới thuyết phục được anh ấy và nay CotecCons đã trở thành đối tác chiến lược của Phúc Khang”, bà Mẫu nhớ lại.
Sự chuyển hướng của Phúc Khang không chỉ dừng lại ở câu chuyện “nâng tầm” doanh nghiệp mà sâu xa hơn còn thể hiện chữ “tâm” của doanh nghiệp trong đầu tư bất động sản. Với các giải pháp về giảm nhiệt, thông khí, tăng cường cây xanh, giảm CO2... giải pháp về vitamin D cho trẻ để giảm bệnh tật cho thế hệ thứ 3... những căn nhà theo tiêu chuẩn xanh của Phúc Khang được xây dựng với mục tiêu mang đến cho cư dân cuộc sống xanh ngay trong chính căn hộ của mình.
Phúc Khang được định vị là Nhà phát triển công trình xanh. |
Được hỏi, liệu khách hàng có hoài nghi khi chọn đầu tư căn hộ tiêu chuẩn xanh, bởi thực tế Phúc Khang chưa có kinh nghiệm trong đầu tư căn hộ và dòng sản phẩm này cũng chưa có tiền lệ ở Việt Nam, bà Mẫu nói: “Vàng thật không sợ lửa anh ạ!”.
Những hoài nghi trên đã được được Phúc Khang xóa tan bằng cách chứng minh cho khách hàng thấy Phúc Khang nói được, làm được, thậm chí làm nhiều hơn nói. Đến thời điểm hiện nay, dự án Diamond Lotus Riverside đã được xây dựng đến hoàn thiện, 100% sản phẩm đều đã được khách hàng đón nhận và sản phẩm này hiện tại đã mang lại giá trị lợi nhuận cho khách hàng ít nhất khoảng 50%.
Và bây giờ thêm một dự án mới tại Khu Đông theo kiến trúc di sản châu Âu cổ điển đã ra mắt khách hàng là Rome Diamond Lotus, một dự án khá đặc biệt khi cùng lúc theo đuổi 3 tiêu chuẩn Xanh (Leed, Lotus, Greenmark) và một an toàn (UL của Mỹ). Dự án hứa hẹn góp phần làm cho hình ảnh Khu Đông Sài Gòn thêm độc đáo, sang trọng.
Mẫu phụ nữ của gia đình
Những nỗ lực trong hành trình đi tìm sự khác biệt của Phúc Khang Corporation đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư từ đất nước mặt trời mọc. Cuối năm 2017, Tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản đã chính thức “bắt tay” cùng Phúc Khang thành lập liên doanh Phuc Khang Mitsubishi Corporation Holding (PKMC) theo tỷ lệ góp vốn Mitsubishi 49%, Phúc Khang 51%.
Khoản đầu tư đầu tiên của PKMC được giải ngân thực hiện ngay trong tháng 1/2018 có giá trị 30 triệu USD vào dự án Diamond Lotus Riverside tại quận 8, TP.HCM. Sau đó, liên doanh này sẽ tập trung nghiên cứu, đầu tư, phát triển các quỹ đất hiện hữu của Phúc Khang có giá trị trên 500 triệu USD, với tổng quy mô 20 ha trong khu vực trung tâm TP.HCM và 1.000 ha ở các vùng lân cận, có bán kính cách TP.HCM 20-30 km.
Nhắc lại “mối lương duyên” với Mitsubishi, Thanh Mẫu cho biết, đến bây giờ, chị vẫn xem đó như một giấc mơ, bởi chưa bao giờ nghĩ Phúc Khang có thể bắt tay với một đối tác lớn như vậy.
Bà Mẫu kể, cuối năm 2014-2015, sau khi thành công với dự án Làng Sen Việt Nam tại Long An, được biết Học viện Matsushita (Nhật Bản) tổ chức khóa học cho các doanh nhân nước ngoài, Lưu Thị Thanh Mẫu quyết định “khăn gói” sang Nhật.
Ông Mike Haligan, Tổng Giám Đốc Thẩm Duyệt Toàn Cầu UL và bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng Giám đốc Phuc Khang Corporation chính thức ký kết hợp tác Chương trình thẩm duyệt an toàn tòa nhà ở dự án Rome Diamond Lotus quận 2. |
“Khóa học đã dạy tôi rất nhiều, từ những việc tưởng chừng đơn giản như cách quét rác quanh Học viện, đến việc pha trà đạo, học kiếm đạo và những bài học về đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh. Những điều đó đã giúp tôi nhận thức rõ hơn về nước Nhật, về triết lý kinh doanh của người Nhật, về những giá trị đạo đức có sức mạnh trên cả những quy định của luật pháp…”, bà Mẫu chia sẽ.
Sau đó, Lưu Thị Thanh Mẫu đã chủ động xúc tiến đầu tư bằng nhiều chuyến đi sang Nhật. Trong lần làm việc với Tập đoàn Mitsubishi, bà Mẫu đã tạo ấn tượng mạnh với phía đối tác bằng bài trình bày về khát vọng và chiến lược kinh doanh của mình. Đặc biệt, những triết lý kinh doanh của Thanh Mẫu có nhiều điểm tương đồng với Mitsubishi.
“Sau bài trình bày, vị lãnh đạo cao cấp của Mitsubishi đã bắt tay tôi và nói, ông ấy rất ấn tượng về Phúc Khang”, bà Mẫu bồi hồi kể lại.
Thành công trên thương trường nhưng trở về với cuộc sống đời thường, bà Lưu Thị Thanh Mẫu lại là một người con chí hiếu. Ba bà Mẫu chính là người có ảnh hưởng lớn nhất tới sự nghiệp của chị.
“Ba tôi là một nghệ nhân cây cảnh. Khi còn nhỏ, có lần tôi theo Ba đến chăm sóc cây tại nhà của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Do phải đợi lâu nên tôi đòi về, ba nói làm đẹp cho đời đâu phải dễ, thú vui nào bằng thú vui cỏ cây. Đó cũng là một trong những lý do những đô thị của Phúc Khang luôn có hồ và cây xanh…”, bà Mẫu nhớ lại.
Về chuyện làm dâu, bà Mẫu chân thành: “Nói thật, tôi không rành nấu ăn bởi vì mẹ chồng chẳng bao giờ cho tôi vào bếp. Mẹ bảo việc của con là ở công ty, về nhà đã có mẹ lo. Nhưng mẹ cũng không chịu thuê người giúp việc khiến nhiều lúc tôi thấy áy náy và thương mẹ hơn. Vì vậy, nhiều khi công việc rất bận nhưng mỗi khi có dịp tôi lại vào bếp để nấu ăn, chăm sóc, phụng dưỡng cha, mẹ già”.
Advertisement
Advertisement