Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Căng thẳng địa chính trị khiến các công ty Mỹ và châu Âu thận trọng hơn khi đầu tư vào Trung Quốc

Doanh nghiệp

20/02/2023 08:35

Theo một chuyên gia tư vấn về rủi ro, các công ty đa quốc gia của Mỹ và châu Âu đang trở nên thận trọng hơn khi đầu tư vốn vào Trung Quốc do những lo ngại về địa chính trị.

Ông Richard Martin, Giám đốc điều hành của Viện Kế toán – Quản trị (IMA) châu Á, cho biết căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Mỹ với Trung Quốc là lý do chính khiến các công ty Mỹ thận trọng trong đầu tư vào nước này.

"Không còn nghi ngờ gì nữa, đó là rủi ro địa chính trị và các công ty Hoa Kỳ đang trở nên thận trọng hơn từ trong cuộc chiến thương mại có từ thời cựu TT Trump", ông nói với "Squawk Box Asia" của CNBC vào thứ Sáu.

Căng thẳng địa chính trị khiến các công ty Mỹ và châu Âu thận trọng hơn khi đầu tư vào Trung Quốc 
 - Ảnh 1.

Căng thẳng địa chính trị khiến các công ty Mỹ và châu Âu thận trọng hơn khi đầu tư vào Trung Quốc.

Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Joe Biden hiện đang xem xét các lệnh cấm được áp dụng dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Ông Trump đã đánh một loạt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại trả đũa kéo dài với Bắc Kinh nhằm nỗ lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa do Mỹ sản xuất.

Đối với các công ty châu Âu, ông Martin lưu ý, cuộc chiến của Nga ở Ukraina đã dẫn đến những lo ngại về Bắc Kinh.

"Vì vậy, ở cấp độ hội quản lý, bạn ngồi đó và nói 'chúng tôi vừa thua ở Nga'. Chúng tôi đã phải đóng cửa hoạt động và bán hết hàng". "Điều này có thể xảy ra ở Trung Quốc không? Và tất nhiên, câu trả lời là có", ông Martin nói.

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraina vào tháng 2 năm ngoái đã khiến ngày càng có nhiều công ty ngừng làm ăn với Moscow và các công ty đồng loạt rút khỏi nước này trong bố cảnh chính phủ nước phương Tây tăng cường trừng phạt kinh tế.

Các công ty năng lượng lớn của châu Âu là BP, Shell và Equinor đều đã công bố kế hoạch chấm dứt các liên doanh ở Nga.

Trung Quốc tăng trưởng

Ông Martin nhấn mạnh thêm rằng các công ty nước ngoài cần tìm ra cách giảm thiểu rủi ro ở Trung Quốc.

"Vâng, một số công ty sẽ đa dạng hóa. Nhưng họ không muốn rút khỏi thị trường tăng trưởng lớn nhất thế giới", ông nói. "Ngay cả ở mức tăng trưởng 3% hay 4%, Trung Quốc vẫn sẽ giúp tạo ra đồng USD nhiều hơn Mỹ trong 5 năm tới và bạn không thể rời bỏ nó".

Nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 3% vào năm 2022, số liệu chính thức được công bố vào tháng Giêng. Đây là tốc độ tăng trưởng chậm thứ hai kể từ năm 1976 và thấp hơn nhiều so với mục tiêu của chính phủ là khoảng 5,5%.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế sau khi từ bỏ chính sách không Covid sẽ giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng trong quý hai năm nay, ông Martin nói.

"Làn sóng Covid ập đến với họ vào tháng Giêng. Vì vậy, hầu hết công nhân nước này đã không đi làm vào tuần đầu tiên của tháng Giêng. Và khi Tết Nguyên Đán đến vào cuối tháng, họ cũng đã không quay trở lại làm việc", ông nói.

"Vì vậy, chúng ta sẽ chứng kiến một lỗ hổng khổng lồ trong quý đầu tiên. Trong quý hai, họ lấy lại lĩnh vực dịch vụ của mình và GDP của Trung Quốc sẽ tăng lên và đó là điểm cộng cho mọi thứ".

(CBNC)

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement