Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cái kết cay đắng của người đàn ông ngoại tình với em dâu

Vĩ mô

18/05/2017 06:56

Dù bị cảnh báo nhưng người đàn ông vẫn lén lút ngoại tình với em dâu mới mất chồng. Vì thế ông bị vợ con và cả anh chị em ruột đi đánh ghen. Bị ghẻ lạnh, ghét bỏ, ông chuyển sang tranh chấp nhà đến cùng với vợ con.

Bị cả nhà...đánh ghen

Ông T. và bà B. kết hôn vào năm 1991, có hai con chung (một trai, một gái). Cuộc sống hôn nhân lúc đầu hạnh phúc, nhưng do hoàn cảnh khó khăn, người vợ phải vào TP.HCM bán vé số, để con cho chồng chăm sóc.

Người đàn ông năm lần bảy lượt quyết đòi chia nhà với vợ con vì bị ghẻ lạnh sau lần ngoại tình.

Ở nhà ông ngoại tình với người em dâu mới mất chồng (là em trai của ông T). Chuyện đó như một sự xỉ vả đối với cả gia đình, dòng tộc nhà ông, làng trên xóm dưới ai cũng xôn xao. Khuyên bảo, can ngăn không được, các anh em và vợ con ông lên kế hoạch đi đánh ghen.

Canh lúc ông và người thím dâu vào nhà nghỉ ân ái, nhóm người thân xông vào bắt quả tang, đánh đập hai người. Ông chống cự lại.

Trong lúc ẩu đả, ông đánh một người em trai thương tích 2% nên bị bắt tạm giam. Sau đó không đủ chứng cứ xử tội cố ý gây thương tích, ông được trả tự do.

Về nhà, không chịu được sự khinh rẻ, những lời độc đoán kỳ thị của chính anh em, vợ con mình, ông xin ly hôn. TAND tỉnh Quảng Ngãi đã chấp nhận đơn của ông.

Từ đó, cha mẹ, anh em, vợ con, họ hàng xem ông như người xa lạ, không quen biết. Mỗi lần hai bên gặp nhau là có mâu thuẫn, ẩu đả. Ông phải bỏ quê vào Sài Gòn làm phụ hồ.

Quyết giành tài sản với vợ con đến cùng

Ông T. cho biết, trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng ông tạo lập được hai căn nhà, một căn ở Quảng Ngãi, căn kia ở TP.HCM. Thế mà, sau ly hôn ông lại không được ở trong nhà, đã thế còn bị ghẻ lạnh, chẳng ai xem mình ra gì.

Các con đứng về phe mẹ, đánh và dành những lời cay nghiệt cho cha. Ông rất buồn và giận, kiện ra tòa để đòi căn nhà ở TP.HCM, không tranh chấp căn nhà và ruộng vườn ở Quảng Ngãi.

''Bây giờ, tuổi tôi đã cao, phải đi làm thuê, chỗ ở không có nên cuộc sống rất khó khăn. Ở quê, tôi như người không nơi nương tựa, dù có vợ con, anh em và cha mẹ. Vì thế, tôi chỉ tranh chấp căn nhà ở thành phố, căn ở quê nhường cho mẹ con bà ấy''.

Xử lần đầu, tòa sơ thẩm đã tuyên căn nhà ở TP.HCM chia theo tỉ lệ 4/6, ông bốn phần, mẹ con bà B. sáu phần. Không đồng ý, ông kháng cáo, yêu cầu phải chia đôi căn nhà. Do cấp sơ thẩm vi phạm tố tụng nên tòa phúc thẩm hủy án, yêu cầu xét xử lại.

Mới đây, TAND quận Bình Tân đưa ra xét xử lại, ông T. đến tòa một mình. Ông ngồi thui thủi ở một góc hàng ghế, mặt ông cúi gằm, tay ôm xấp hồ sơ.

Hàng ghế bên kia là vợ con và anh em ông vui vẻ trò chuyện. Bà B. cho rằng, căn nhà là do bà tự bỏ tiền tiết kiệm ra mua, ông T. không có công lao gì hết.

''Suốt thời gian đi bán vé số, tôi tiết kiệm tiền để mua đất. Tiền làm nhà, tôi vay anh trai ông ấy. Ông ấy không có công lao gì hết. Tại sao bây giờ lại đòi chia'', bà B. nói.

Bà cho biết, hiện ba mẹ con bà đang ở trong căn nhà, nếu giao lại cho ông T. thì phải đi thuê trọ. Các anh em ông T. cũng cho rằng, căn nhà là của bà B. Lúc xây nhà bà đã vay anh trai ông T .100 triệu đồng.

Ông T. cũng bảo, căn nhà là do mình tự tạo lập, bà B. không có công. ''Tôi mua đất rồi chở gạch, xi măng, sắt thép về xây nhà. Thế mà giờ tôi phải mất công đi đòi. Mấy đứa con nghe lời mẹ mà bỏ cha. Nó đánh cả tui nữa''. Ông yêu cầu bán căn nhà để chia đôi.

Các con ông xin được giữ lại nhà. ''Ba mẹ con tôi đang ở trong căn nhà đó, bán đi nhà đâu mà ở. Nếu ông T. muốn lấy tiền, tôi sẽ đi vay để đưa rồi gắng kiếm tiền trả lãi'', con trai ông nói.

Thế nhưng ông một mực bán nhà và khẳng định đó là tài sản của mình. ''Nó là con nhưng hỗn láo với cha. Là con mà đánh cha, xem cha không ra gì''.

Bà B. gắt lên: ''Tôi nhường hết cho ông. Ông chẳng đáng một người chồng, người cha''. Con trai và con gái ông T chỉ biết lặng thinh ngồi nhìn cha bằng ánh mắt đầy hờn ghét.

Tòa chấp nhận yêu cầu của ông T. Tuy nhiên, căn nhà sẽ giữ lại cho mẹ con bà B ở, mẹ con bà có trách nhiệm đưa tiền cho ông T.

Cô độc tuổi xế chiều

Phiên tòa kết thúc, ông T. phải đi thật nhanh ra về để tránh những ánh mắt giận hờn, căm phẫn của vợ con, anh em và những lời nói cay nghiệt của người thân dành cho mình.

Bà B. nói với theo: ''Tưởng ông đẹp lắm sao. Cái thứ đàn ông, vợ con còn sống sờ sờ mà đi ngoại tình. Việc làm của ông làm xấu mặt anh em, dòng họ, vợ con. Tôi muốn đánh cho bể mặt ông ra. Đánh cho vơi bao nhiêu uất ức, giận hờn, căm thù bây lâu nay mang theo bay hết''.

Hình như những lời lẽ cay đắng, những ánh nhìn lạnh lùng của những người thân giành tặng đã chai sạn với ông T. Ông kể, con trai ông nhắn tin đe cha này nọ.

''Nó bảo tôi là người cha thất đức, không đáng làm cha nó. Nó đe, nếu tôi cứ làm căng để đòi lại căn nhà thì đừng trách nó. Tôi nghe mà chua xót, nhưng biết sao được. Giờ tôi có nói, có giải thích, có làm điều tốt cho tụi nó cũng chẳng được nhận. Thôi thì mình nín lặng''.

Bây giờ, dù có vợ con, có một gia đình nhưng lúc nào ông cũng phải thui thủi một mình. ''Tui buồn lắm. Dù gì tui cũng là cha nó. Tui có ngoại tình, nhưng đó chỉ là một phút không kiềm được cảm xúc. Thế mà...'', ông T nói buồn.

Ông T. cho biết, hiện ông tiếp tục làm đơn kháng cáo để đòi lại quyền lợi cho mình. Theo ông, ông là người xây nhà nhưng lại có chuyện bà B. nợ 100 triệu đồng của anh trai ông, tòa cũng yêu cầu ông phải trả. Vì thế, ông tiếp tục kháng cáo để làm rõ.

NGỌC PHAN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement