27/03/2020 13:40
Cách để sử dụng hùng biện hình ảnh hiệu quả trong quảng cáo
Dựa trên thuật hùng biện của Aristotle, hùng biện hình ảnh sử dụng hình ảnh người nổi tiếng, động vật, đồ vật hoặc thậm chí là những bức tranh hoạt hình một cách chiến lược để tạo ra sự thuyết phục vượt xa khỏi định nghĩa của người hay vật được sử dụng.
Áp dụng nguyên lý này, quảng cáo bằng hình ảnh có thể truyền tải một lượng thông tin đáng kể trong nháy mắt. Thông qua các hình ảnh, nhiều yếu tố như màu sắc, ánh sáng, bố cục, điệu bộ và biểu cảm được truyền đạt đồng thời.
Tuy nhiên, hùng biện hình ảnh của có những mặt hạn chế. Lạm dụng hoặc sử dụng sai phương pháp này trong quảng cáo sẽ đem lại hiệu quả không mong muốn. Cho đến bây giờ, những hướng dẫn chi tiết cho hùng biện hình ảnh trong quảng cáo vẫn chưa được xây dựng đầy đủ. Tuy nhiên, chúng ta có thể rút ra những lời khuyên để sử dụng hùng biện hình ảnh một cách hiệu quả trong quảng cáo từ các cơ sở lý luận hiện tại.
Tránh sử dụng hình ảnh ẩn dụ phức tạp
Khán giả tiếp xúc với quảng cáo không có ẩn dụ sẽ nhớ đến tên nhãn hàng nhanh hơn những người tiếp xúc với quảng cáo có ẩn dụ phức tạp. Các nhà quảng cáo nên sử dụng các hình ảnh ẩn dụ quen thuộc và đơn giản trong quảng cáo để giúp khán giả diễn giải tốt hơn.
Tránh sử dụng hình ảnh ẩn dụ không liên quan
Theo như đã nhắc đến, quá trình xử lý thông tin sẽ giúp quảng cáo trở nên thuyết phục hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ hiệu quả nếu cách xử lý thông tin được liên kết chặt chẽ với lập luận ban đầu. Các nhà quảng cáo thường có tham vọng thu hút sự chú ý của khán giả bằng quảng cáo sáng tạo và hình ảnh ẩn dụ nối bật. Nhưng Mzoughi và Abdelhak (2011) đã chỉ ra rằng nếu hình ảnh ẩn dụ không có gì liên quan đến lập luận thì việc tăng cường xử lý thông tin sẽ đem lại hiệu ứng tiêu cực vì hình ảnh ẩn dụ có thể đánh lạc hướng khách hàng ra xa khỏi thông điệp ban đầu.
Hạn chế tối thiểu câu chữ đi theo
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng ẩn dụ hình ảnh không kèm từ ngữ giải thích đem lại nhiều hoạt động nhận thức hơn, qua đó khiến quảng cáo thuyết phục hơn và đáng tin cậy hơn trong mắt khán giả.
Chỉ sử dụng chữ để phòng tránh sự nhầm lẫn
Tuy nhiên, không có nghĩa là chúng ta nên bỏ câu chữ qua một bên. Vì một hình ảnh chứa đựng nhiều ý nghĩa, nên chúng ta dễ dàng hiểu sai nếu không có giải thích đi kèm. Câu chữ được sử dụng như là hướng dẫn để giúp khán giả không bị nhầm lẫn và hiểu được đúng ý ban đầu.
Kết luận
Hùng biện hình ảnh có thể truyền tải thông điệp trong thời gian ngắn hơn, khiến cho lập luận trở nên thuyết phục hơn, nhấn mạnh độ tích cực của thương hiệu và gia tăng uy tín của thương hiệu. Dù có nhiều ưu điểm đối với thương hiệu, nhưng hùng biện hình ảnh cũng có những mặt hạn chế không mong muốn mà các nhà quảng cáo cần biết.
Họ cần tránh sử dụng các hình ảnh ẩn dụ phức tạp hoặc không liên quan, và được khuyến khích sử dụng câu chữ ở mức tối thiểu để hạn chế việc nhầm lẫn của khán giả. Hi vọng hướng dẫn này có thể giúp bạn hiểu hơn về nguyên lý cơ bản của hùng biện hình ảnh và áp dụng vào thiết kế quảng cáo, hoặc đơn giản là chỉ để phân tích quảng cáo mà bạn thích.
Bài viết bởi Tiến sĩ Clāra Ly-Le, MPRCA, Giám đốc điều hành của EloQ Communications (trước đây là Vero IMC Việt Nam). Các nghiên cứu của bà chuyên sâu về các lĩnh vực mạng xã hội và khủng hoảng truyền thông. Xem thêm các bài viết vềkhủng hoảng truyền thông tại Việt Nam và tầm quan trọng của mạng xã hội trên blog của EloQ tại https://blog.eloqasia.com/ EloQ Communications là agency hàng đầu về quan hệ công chúng (PR) và truyền thông marketing tích hợp (IMC) có trụ sở tại TP.HCM. EloQ Communications vận hành các dự án tại Việt Nam cũng như khắp các nước Asean. EloQ Communications cung cấp hàng loạt dịch vụ marketing tích hợp, bao gồm quan hệ công chúng (PR), hoạch định chiến lược marketing, marketing xã hội, Marketing độc lập |
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp