Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cách 2 hot mom giúp con tránh bạo hành ở trường mầm non

Vĩ mô

09/02/2017 11:24

Nói chuyện với con mỗi ngày giúp bố mẹ kịp thời nhận ra những điều bất thường ở con.

1. Nguyễn Minh Trang,MC truyền hình, sáng lập viên dự án Mầm nhỏ - không gian truyền cảm hứng, chia sẻ thông tin về nuôi dạy, chăm sóc con 0-6 tuổi

Bà mẹ hai con cho rằng, chính cha mẹ chứ không ai khác là người hiểu con mình nhất nên hãy dành thời gian nói chuyện cùng con để phát hiện ra những biểu hiện bất thường. Có những bé sẽ đột nhiên trở nên rụt rè hơn, lo lắng hơn, có thể trở lại tè dầm, khóc đêm, không dám ngủ một mình…

Có những bé sẽ thể hiện qua trò chơi đóng vai, giả làm cô giáo và bắt chước lại những hành động, lời nói của các cô ở lớp.

MC Minh Trang bên hai con gái, một bé 4 tuổi và một bé 1 tuổi.

Có những bé sẽ thể hiện qua tranh vẽ, hoặc nói bóng gió, ám chỉ điều gì đó. Từ những biểu hiện đó, bố mẹ có thể tâm sự với con để biết con có gặp vấn đề gì khó khăn ở trường không và tìm cách hỗ trợ con càng sớm càng tốt, tránh hậu quả tâm lý nặng nề cho trẻ.

Bên cạnh đó, hàng ngày, bố mẹ nên dành chút thời gian trò chuyện với các cô giáo về hoạt động ngày hôm nay của con ở trường thế nào. Một cô giáo mầm non phải chăm sóc rất nhiều bé trong ngày, mỗi bé một tính khí nên có thể các cô sẽ có những giây phút mệt mỏi.

Nếu bố mẹ nói chuyện với cô có thể biết điều gì ở bé khiến cô bực mình, khó xử. Nhờ đó, khi về nhà, bố mẹ có thể nói chuyện với con, uốn nắn con hợp tác với cô hơn để đỡ áp lực cho các cô.

Và cuối cùng, giáo dục mầm non như một ngành dịch vụ giáo dục. Chúng ta trả tiền để con cái mình được học một môi trường có chất lượng nên đừng thờ ơ, hãy theo dõi con và theo dõi trường.

Camera không thể nói lên nhiều điều vì ngoài việc có những góc khuất, có những hành động còn khiến bé bị tổn thương mạnh mẽ hơn là bị đánh như những câu mắng chửi, mạt sát…

Hãy nói chuyện thẳng thắn với nhà trường và yêu cầu nhà trường phải giải thích, thay đổi nếu như bạn thấy có những vấn đề không ổn. Hãy lưu ý những dấu hiệu không ổn ngay từ đầu, đừng bỏ qua những dấu hiệu dù là nhỏ nhất, đừng giao phó mọi chuyện cho nhà trường. Hãy đồng hành cùng trường để nuôi dạy con tốt nhất.

Và cuối cùng, giáo dục mầm non như một ngành dịch vụ giáo dục. Chúng ta trả tiền để con cái mình được học một môi trường có chất lượng nên đừng thờ ơ, hãy theo dõi con và theo dõi trường.

Camera không thể nói lên nhiều điều vì ngoài việc có những góc khuất, có những hành động còn khiến bé bị tổn thương mạnh mẽ hơn là bị đánh như những câu mắng chửi, mạt sát…

Hãy nói chuyện thẳng thắn với nhà trường và yêu cầu nhà trường phải giải thích, thay đổi nếu như bạn thấy có những vấn đề không ổn. Hãy lưu ý những dấu hiệu không ổn ngay từ đầu, đừng bỏ qua những dấu hiệu dù là nhỏ nhất, đừng giao phó mọi chuyện cho nhà trường. Hãy đồng hành cùng trường để nuôi dạy con tốt nhất.

Thanh Hương quan niệm, việc dạy con không thể phó mặc hoàn toàn cho cô giáo.

Là một người mẹ có con đang học mầm non, Thanh Hương cực lực lên án hành động bạo hành của giáo viên với trẻ. Tuy vậy, cô cho rằng, để những vụ việc tương tự không tái diễn thì cần nhìn nhận từ hai phía là giáo viên và gia đình.

Trong khi các cô giáo cần tìm hiểu rõ về công việc và chuẩn bị đầy đủ tâm lý, kỹ năng trước lúc vào nghề thì gia đình cũng phải nâng cao vai trò giáo dục với con, không chỉ phó mặc hoàn toàn trẻ cho các cô.

Việc phát hiện trẻ bị bạo hành theo Thanh Hương không quá khó nếu cha mẹ luôn dành thời gian hỏi han con về những chuyện xảy ra trên lớp một cách khéo léo. Câu hỏi đưa ra mang tính chất gợi mở, không mớm cung cho trẻ.

Thay vì hỏi: "Cô có đánh con không, có mắng con không?" thì nên hỏi "Cô nói gì/làm gì?" khi bạn nào đó chưa ngoan. Từ việc quan sát thái độ của con sau mỗi ngày đi học về, cha mẹ có thể biết khi nào "có vấn đề".

Bên cạnh đó, hot mom cũng chia sẻ cách dạy con về thân thể của bé để bé biết tự bảo vệ chính mình. Chị luôn dạy con: "Nếu có ai đó sờ soạng vào cơ thể con hoặc đánh con thì con phải chạy ra chỗ khác thật nhanh, đồng thời hét to lên là: 'Không được đánh Nhím'" và kể ngay cho ba mẹ biết.

Theo SONG GIANG (Ngôi sao)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement