Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các quốc gia có phụ nữ lãnh đạo ít bị nhiễm và tử vong do COVID-19 hơn

Quản trị

17/12/2020 11:17

Không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia có phụ nữ đứng đầu ít bị nhiễm và tử vong do COVID-19 hơn.

Theo The Guardian, các thủ tướng Erna Solberg, Sanna Marin, Katrín Jakobsdóttir và Mette Frederiksen của Na Uy, Phần Lan, Iceland và Đan Mạch có điểm gì chung ngoài việc cả 4 người họ đều là phụ nữ? 

Câu trả lời là các quốc gia của họ có tỷ lệ nhiễm COVID-19 thấp hơn nhiều so với các quốc gia láng giềng do nam giới lãnh đạo như Ireland, Thụy Điển và Anh.

Vậy những điều này có mối liên hệ như thế nào với nhau? Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ về giới. Tại sao các quốc gia do phụ nữ lãnh đạo lại làm tốt hơn với COVID-19?

Thủ tướng Jacinda Ardern của New Zealand đã được ca ngợi về phong cách lãnh đạo của bà trong thời kỳ đại dịch. Ảnh: The New York Times.
Thủ tướng Jacinda Ardern của New Zealand đã được ca ngợi về phong cách lãnh đạo của bà trong thời kỳ đại dịch. Ảnh: The New York Times.

Bên cạnh tổng quan về bình đẳng giới ở 100 quốc gia của ngân hàng kỹ thuật số N26, cho thấy: với dân số 5,5 triệu người, Phần Lan chỉ có hơn 370 người chết do COVID-19. Tỷ lệ khoảng 60 người chết trên một triệu người. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong ở Anh gấp hơn 10 lần. 

Tất nhiên những quốc gia rất khác nhau, nhưng cũng có tỷ lệ tử vong do COVID-19 thấp. Cụ thể là các quốc gia Bắc Âu do phụ nữ lãnh đạo. Na Uy đã chứng kiến ​​57 người chết trên 1 triệu người, Iceland với tỷ lệ 73 người và Đan Mạch 135 người so với 412 người ở Ireland, 626 người ở Thụy Điển và 820 người trên 1 triệu người ở Anh.

Các quốc gia khác có nữ lãnh đạo, đặc biệt là Đức và New Zealand, cũng giữ cho tỷ lệ nhiễm COVID-19 ở mức thấp. Phân tích do Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Kinh tế và Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố hồi đầu năm cho thấy, sự khác biệt là có thật. Điều này có thể được giải thích bằng “các phản ứng chính sách chủ động và phối hợp” được các nhà lãnh đạo nữ áp dụng.

Nếu có mối tương quan giữa việc kiểm soát COVID-19 và việc có một người phụ nữ lãnh đạo, thế giới sẽ trở nên tốt hơn nếu biết điều đó. Và do đó, để các nhà lãnh đạo khác có thể học hỏi từ những điều trên. 

Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters.

Sự thật, cũng như mọi thứ liên quan đến COVID-19, có lẽ còn quá sớm để đưa ra bất kỳ khẳng định chắc chắn nào. Các ca nhiễm và tử vong hàng ngày do virus Corona ở Đức – đất nước do Thủ tướng Angela Merkel dẫn đầu, hiện đang tăng lên. Hiện, Đức đang đóng cửa các cửa hàng không thiết yếu và áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc khắc nghiệt hơn từ ngày 16/12.

Nhiều người hoài nghi rằng những người phụ nữ nắm giữ các vị trí quyền lực rất khác với nam giới không có quá nhiều điều để xem xét. Di sản của bà Margaret Thatcher với tư cách là nữ thủ tướng đầu tiên của Vương quốc Anh, tiếp tục được tranh luận gay gắt. Tuy nhiên, nhiều người đồng ý rằng bà ấy đã đóng góp không nhiều cho quyền của phụ nữ.

Không có nhiều quảng cáo cho sự lãnh đạo của phụ nữ. Tại bất kỳ tổ chức nào, vị trí quyền lực của phụ nữ chỉ chiếm tối đa hơn 1/3. Đây là điểm tới hạn về vị trí quyền lực của phụ nữ trong các tổ chưc.

Các dịch vụ công của Vương quốc Anh, cũng như ở nhiều quốc gia khác, vẫn có nhiều phụ nữ với mức lương thấp hơn và ít phụ nữ ở các vị trí cấp cao hơn. Nghiên cứu cho thấy đàn ông vẫn có vị trí vững chắc đối với các vị trí cụ thể như công chức, nhân viên NHS, nhân viên chính quyền địa phương và các tổ chức từ thiện.

Ngay cả ở Phần Lan, nơi hầu hết các bộ trưởng chính phủ là phụ nữ, các nhà hoạt động muốn cải cách các vấn đề văn hóa đã khẳng định với việc có nữ lãnh đạo trẻ nhất của một quốc gia. Đó là nữ thủ tướng trẻ tuổi Sanna Marin. Điều này chỉ có ý nghĩa rất nhỏ cho đến khi sự thay đổi có sự hỗ trợ của hệ thống đằng sau vị trí Thủ tướng.

Cuộc họp báo của chính phủ Phần Lan vào tháng 5. 2020. Ảnh: REX.
Cuộc họp báo của chính phủ Phần Lan vào tháng 5. 2020. Ảnh: REX.

Cuối cùng thì điều này không chỉ là bàn về phụ nữ. Đó là về sự bình đẳng và về các chính trị gia thuộc mọi giới tính tạo ra các hệ thống công bằng cho công dân của họ. Năm 2020 đã nhấn mạnh hơn bất kỳ sự bất bình đẳng nào khác, dù là giới tính, chủng tộc hay giai cấp, khiến mọi người dễ bị khủng hoảng như thế nào. 

Trên khắp châu Âu, nạn lạm dụng gia đình đã gia tăng trong thời kỳ đại dịch. Và COVID-19 cũng tác động rất lớn đến cuộc sống của lao động nữ. Đó là bởi vì phụ nữ không được trả công chăm sóc và trách nhiệm gia đình. Nhiều phụ nữ làm việc bán thời gian hơn nam giới, không chỉ tạo ra chênh lệch lương theo giới mà còn tạo ra chênh lệch lương hưu theo giới.

Nhiều phụ nữ biết rằng họ vẫn phải làm việc vất vả như thế nào để đạt được bình đẳng với nam giới. Và nhiều người cũng thừa nhận rằng chính mạng lưới, sự hỗ trợ đồng đẳng, sự cố vấn, mẹ, chị em gái, bạn bè đã giúp họ vượt qua.

Cuộc khảo sát bình đẳng N26 lưu ý rằng bất chấp nhiều thiệt hại cho phụ nữ trong năm nay, Đức đã thông qua đạo luật mang tính bước ngoặt đặt ra hạn ngạch hợp pháp cho giới trong phòng họp. Trong khi gần đây bà Kamala Harris cũng sẽ trở thành nữ phó Tổng thống Mỹ đầu tiên vào ngày 20/1/2021, chưa kể hơn 23% dân biểu Mỹ hiện này là nữ.

Theo một nghiên cứu gần đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, chỉ 38% các quốc gia có ít nhất một người đứng đầu chính phủ hoặc nhà nước là nữ trong vòng 50 năm qua. Hơn nữa, Chỉ số Chuẩn mực về Giới và Xã hội mới được công bố của UNDP tiết lộ rằng khoảng 50% thế giới cảm thấy rằng nam giới trở thành những nhà lãnh đạo chính trị tốt hơn.

Rõ ràng là vẫn còn chỗ để cải thiện bình đẳng giới, khi tất cả vẫn chưa mất đi. Các chính trị gia vẫn có cơ hội để đi đúng hướng.

PHÙNG MỸ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement