Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các nhà vô địch World Cup và Olympic nhận được những gì?

Thông tin - Dịch vụ

16/06/2021 22:20

Cứ bốn năm một lần, Thế vận hội hoặc World Cup diễn ra, chúng ta lại có dịp chứng kiến các đội tuyển đại diện cho quốc gia tranh tài trên đấu trường thể thao thế giới. Vậy, khi giành được danh hiệu vô địch World Cup hoặc huy chương vàng Olympic, vận động viên cũng như quốc gia sẽ nhận được những lợi ích gì?

1. Vô địch World Cup

Cứ 4 năm một lần, FIFA World Cup lại trở thành sự kiện đáng mong đợi nhất đối với những người yêu thích bóng đá trong một tháng mùa hè. 48 đội tuyển quốc gia tranh tài để tìm ra một nhà vô địch duy nhất. Chức vô địch bóng đá thế giới năm 2018 thuộc về Pháp, đội đã mang về nhà 38 triệu đô la trong số hơn 400 triệu đô la tiền thưởng được trao cho 32 đội lọt vào chung kết.

Pháp ăn mừng sau khi vô địch FIFA World Cup 2018 tại Nga

Cụ thể, số tiền này được trao cho tổ chức FIFA quốc gia của Pháp, tổ chức này sau đó được tùy ý sử dụng tiền thưởng.

Phần lớn trong số 38 triệu đô la đó sẽ dùng để thưởng cho cầu thủ (tùy thuộc vào mức độ đóng góp của họ trong giải đấu), tăng lương cho huấn luyện viên, đầu tư vào các lĩnh vực và cơ sở vật chất mới, đặc biệt là dùng để chiêu dụ các cầu thủ giỏi vào đội.

Càng đến những trận thi đấu cuối cùng của World Cup, những người hâm mộ bóng đá càng dồn sự chú ý về các quốc gia còn trụ lại. Điều này có thể làm tăng sức hấp dẫn của một quốc gia về ngành du lịch và dịch vụ, nâng cao vị thế của quốc gia trong lĩnh vực thể thao trên thế giới.

Mặc dù không có mối liên hệ trực tiếp, nhưng vị thế trên trường thể thao toàn cầu thường được đánh giá ngang hàng với vị thế về kinh tế, trình độ phát triển và sức mạnh chính trị. Ngoài số tiền thưởng khổng lồ, rất khó để định lượng chính xác những lợi ích mà chức vô địch thế giới mang lại.

2. Vô địch Olympic

Nếu như World Cup là dành riêng cho bóng đá, thì Thế vận hội mùa hè là cuộc tranh tài của những vận động viên hàng đầu các nước ở tất cả các môn thể thao.

Với phương châm "Nhanh hơn, Cao hơn, Mạnh hơn", thế vận hội Olympic có nguồn gốc từ người Hy Lạp cổ đại, các vận động viên sẽ thi đấu để mang lại danh dự và vinh quang cho thành phố của họ. Cho đến nay, tinh thần này vẫn được giữ vững, không có lợi ích tài chính cụ thể nào khi giành được huy chương vàng Olympic.

Sân vận động Panathenaic trong kỳ Thế vận hội hiện đại đầu tiên diễn ra vào năm 1896

Hầu hết các quốc gia đều có một số mức tài trợ của chính phủ cho các vận động viên và đội tuyển quốc gia, việc giành thêm huy chương có thể mang lại cho thể thao nguồn ngân sách dồi dào từ nhà nước.

Các vận động viên quốc gia thành công và nổi tiếng cũng đem thể thao đến gần hơn với người dân của quốc gia đó, đồng thời truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ tuổi trở thành vận động viên chuyên nghiệp hơn.

Những vận động viên đó có khả năng được quốc tế biết đến, giúp họ nhận được tài trợ và có hợp đồng quảng cáo, giống như các ngôi sao World Cup.

Cũng giống với các quốc gia tham dự World Cup, các quốc gia giành được huy chương Olympic cũng giúp họ để lại những ấn tượng tốt đẹp trên trường quốc tế, dẫn đến việc thúc đẩy du lịch, đầu tư và các lợi ích gián tiếp khác.

3. Các thành phố/quốc gia đăng cai

Giành được quyền đăng cai World Cup hoặc Thế vận hội được coi là vinh dự lớn đối với một quốc gia. Tuy nhiên, đối với cư dân tại các khu vực này, việc trở thành chủ nhà không phải chỉ mang đến những điều tốt đẹp.

Việc được chọn là quốc gia đăng cai cho một sự kiện như vậy có thể tạo ra gánh nặng ban đầu cho nền kinh tế, đặc biệt là các sân vận động và cơ sở vật chất thường phải được trùng tu hoặc xây mới.

Đăng cai World Cup hoặc Thế vận hội cũng có thể là bước khởi động để sửa chữa cơ sở hạ tầng và giao thông công cộng. Các thành phố và quốc gia đăng cai cũng sẽ trải qua một sự thúc đẩy kinh tế tạm thời, do hàng chục nghìn người có thể sẽ đổ về trong tháng diễn ra sự kiện.

Những người sống ở các thành phố và quốc gia này, bất chấp những hứa hẹn về dòng tiền khổng lồ, cuối cùng lại không thấy được lợi ích lâu dài. Các dự án cơ sở hạ tầng có thể làm tắc nghẽn giao thông và gây phiền toái cho người dân trong nhiều năm trước khi diễn ra sự kiện.

Hơn nữa, lợi ích tài chính thường dành cho các cơ sở và ngành công nghiệp được xây dựng để phục vụ cho sự kiện, nhưng thường cạn kiệt ngay sau khi giải đấu kết thúc, thậm chí gây ra nhiều vấn đề hơn.

Một ví dụ điển hình, các sân vận động bị bỏ hoang và hàng loạt vụ tham nhũng đã xảy ra tại Brazil đều liên quan đến World Cup 2014 được tổ chức tại quốc gia này.

Sân Amazon Arena nằm tại Thành phố Manaus được xây dựng để phục vụ cho World Cup 2014 đã bị bỏ hoang sau sự kiện

Trong nhiều trường hợp, để có được sự ủng hộ từ quần chúng, ngoài niềm tự hào dân tộc và vinh dự là chủ nhà, người dân được hứa hẹn về một khoản bồi thường tài chính, nhưng những lời hứa đó hiếm khi được thực hiện.

Thông thường, trong thời gian dài người dân sẽ bị đánh thuế cao hơn và giá cả cũng thường tăng vọt tại các thành phố. Chẳng hạn, thế vận hội Montreal (1976) đã vượt quá ngân sách hơn một tỷ đô la và phải mất ba thập kỷ để trả hết nợ.

Cuối cùng, rủi ro sự kiện diễn ra không thành công luôn có thể xảy ra, chẳng hạn như ít người tham dự, lượng người xem kém, v.v…, gây thiệt hại cho quốc gia hoặc thành phố chủ nhà. Nhìn chung, việc tổ chức một giải vô địch được coi là một may mắn hay một gánh nặng, chỉ có thể nhận thấy khi sự kiện đã xong xuôi.

(Theo Science ABC)

Yen Kim
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement