Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các công ty ‘mua ngay, trả sau’ gặp khó khăn khi Apple 'lấn sân'

Doanh nghiệp

12/06/2022 06:51

Mua ngay, trả sau (Buy now, Pay Later - BNPL) là một loại hình tài trợ ngắn hạn cho phép người tiêu dùng mua hàng và thanh toán cho chúng vào một ngày trong tương lai.

Nhà sản xuất iPhone đã công bố kế hoạch tung ra các khoản vay "trả sau" của riêng mình mới đây, mở rộng một loạt các sản phẩm dịch vụ tài chính đã bao gồm thanh toán di động và thẻ tín dụng. Được gọi là Apple Pay Later, dịch vụ này sẽ cho phép người dùng thanh toán mọi thứ trong bốn lần trả góp như nhau, trả hàng tháng mà không tính lãi suất.

Điều đó đặt những người chơi trong lĩnh vực "mua ngay trả sau" như PayPal, Affirm và Klarna vào tình thế khó xử. 

Điều đáng sợ là Apple, công ty trị giá 2.000 tỷ USD và là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, có thể thu hút khách hàng khỏi các dịch vụ của nhiều công ty fintech. Cổ phiếu của Affirm đã giảm 17% cho đến nay trong tuần này.

Các công ty ‘mua ngay, trả sau’ đã gặp khó khăn khi Apple 'lấn sân' - Ảnh 1.

Apple Pay Later sẽ cho phép người dùng thanh toán mọi thứ trong bốn lần trả góp như nhau.

Mua ngay, trả sau (Buy now, Pay Later - BNPL) là một loại hình tài trợ ngắn hạn cho phép người tiêu dùng mua hàng và thanh toán cho chúng vào một ngày trong tương lai. BNPL thường được cấu trúc giống như một quy trình cho vay tiền theo gói trả góp liên quan đến người tiêu dùng, nhà tài chính và người bán.

Thị trường BNPL đã có dấu hiệu khó khăn. Tháng trước, Klarna đã sa thải 10% lực lượng lao động toàn cầu, đổ lỗi cho cuộc chiến ở Ukraine và lo ngại về suy thoái.

Ba khó khăn lớn là lạm phát gia tăng, lãi suất cao hơn và tăng trưởng kinh tế chậm lại đã khiến tương lai của ngành bị nghi ngờ. Chi phí đi vay leo thang đã làm cho một số công ty BNPL trở nên khó khăn hơn.

Charles McManus, Giám đốc điều hành của công ty fintech ClearBank của Anh, nói với CNBC tại hội nghị Money 20/20 Europe ở Amsterdam mới đây cho biết, lĩnh vực này đang đẩy mọi người vào khoản nợ mà họ không có khả năng trả lại và do đó cần được quản lý. Vương quốc Anh đang tìm cách thúc đẩy thông qua quy định BNPL, trong khi các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ đã mở một cuộc điều tra vào lĩnh vực này.

CNBC nhận định Apple đang dần biến mình trở thành một công ty fintech.

Theo một báo cáo trên Vantage Market Research, thị trường Fintech toàn cầu được ước tính trị giá khoảng 112,5 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến đạt 332,5 tỷ USD vào năm 2028

Apple cho biết, họ sẽ xử lý việc cho vay và kiểm tra tín dụng đối với Apple Pay Later thông qua một công ty con nội bộ, đưa Goldman Sachs - công ty trước đây đã làm việc với công ty về thẻ tín dụng ra khỏi quá trình hoạt động. Động thái này là một bước đi quan trọng sẽ mang lại cho Apple một vai trò lớn hơn nhiều trong các dịch vụ tài chính so với những gì họ hiện đang đóng.

Phát biểu trên CNBC hôm 10/6, Giám đốc điều hành Klarna - Sebastian Siemiatkowski cho biết, việc ra mắt Apple Pay Later là một điều "tuyệt vời" đối với người tiêu dùng và bảo vệ mô hình kinh doanh của công ty ông.

Ông nói: "Đây là một mô hình tốt hơn cho người tiêu dùng so với mô hình truyền thống của thẻ tín dụng. Klarna là một người cho vay nhanh nhẹn hơn so với các ngân hàng", Siemiatkowski nói thêm.

Ken Serdons, Giám đốc thương mại của công ty khởi nghiệp thanh toán Hà Lan Mollie, cho biết, tính năng BNPL của Apple "nâng tầm" cho các fintech đang hoạt động trên thị trường.

"Không gian BNPL đang trở nên đông đúc với rất nhiều người chơi mới vẫn tiếp tục tham gia thị trường. Sẽ rất khó để những người chơi mới có thể cạnh tranh với các công ty lớn có túi tiền lớn", ông nói

Các công ty ‘mua ngay, trả sau’ đã gặp khó khăn khi Apple 'lấn sân' - Ảnh 3.

Tính năng đáng chú ý nhất của Apple trong sự kiện WWDC năm nay nằm ở ứng dụng Wallet (ví tiền). Tính năng thể hiện tham vọng lấn sân vào hình thức kinh doanh mới, thậm chí là biến Apple thành một công ty fintech thực thụ. Ảnh: Fintech Magazine

Tuy nhiên, James Allum, Phó Chủ tịch cấp cao của Công ty thanh toán Payoneer, cho biết, có đủ chỗ trên thị trường cho nhiều công ty khác nhau tham gia.

Ông nói: "Các doanh nghiệp nên xem xét các cơ hội hợp tác hơn là cạnh tranh vì cạnh tranh sẽ ẩn chứa nhiều mối đe dọa từ các công ty lớn", theo CNBC.

Theo tờ Bưu điện Washington, phương thức bán hàng trả góp không phải là mới, nhưng lại đang trở thành một xu thế hiện nay và Apple đã không thể đứng ngoài xu thế đó.

Việc thanh toán dần tiền mua hàng theo từng tuần hay tháng đã được phát triển từ năm 1840 khi các nhà sản xuất nội thất, đàn piano và thiết bị nông nghiệp tìm cách để khách hàng dễ dàng tiếp cận hơn với các sản phẩm của mình. Các hãng xe hơi sau đó tiếp tục thúc đẩy phương thức này trở nên phổ biến trước khi thẻ tín dụng được yêu thích.

Những năm gần đây, thế hệ Thiên niên kỷ hay Gen Z lại ưa chuộng phương thức trả góp hơn thẻ tín dụng. Theo Cơ quan quản lý hành vi tài chính Anh, 25% người dùng dịch vụ này có độ tuổi từ 18 - 24 và 50% có độ tuổi từ 25 - 36. Nguyên nhân là do giới trẻ ngày càng cảnh giác với cách các nhà cung cấp thẻ tín dụng kiếm lợi từ số dư nợ không trả đúng hạn. Họ thích kiểm soát lịch thanh toán của dịch vụ trả góp, thường từ 4 - 6 tuần, với chi phí rẻ, thậm chí không phải trả lãi suất.

Theo báo cáo của WorldPay, phương thức trả góp chiếm 2,9% giá trị giao dịch thương mại điện tử trên toàn cầu trong năm 2021, tương đương 157 tỷ USD. Tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên mức 5,3% vào năm 2025.

Hiện châu Âu đang dẫn đầu phương thức này với 8,1% chi tiêu thương mại điện tử năm 2021. Tỷ lệ này ở Bắc Mỹ là 3,8% trong năm 2021 và dự kiến sẽ tăng lên mức 8,5% vào năm 2025. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tỷ lệ này được dự báo đạt 1,8% vào giữa thập niên này, tương đương 78 tỷ USD.

Theo báo chí Mỹ, việc dịch vụ mua bán hàng trả góp trở thành xu thế nổi trội hiện nay còn nhờ vào sự bùng nổ của các công ty công nghệ tài chính với các ứng dụng thanh toán trực tuyến tiện lợi. Các công ty đang dẫn đầu lĩnh vực dịch vụ này tỏ ra không mấy lo lắng trước sự tham gia của Apple với ứng dụng Apple Pay, bởi đây là lĩnh vực mới và còn rất nhiều dư địa để phát triển.

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement