17/10/2019 15:12
Các công ty Hồng Kông tháo chạy khỏi Trung Quốc, tránh thuế quan của Trump
Nhiều công ty điện tử của Hồng Kông đang tìm cách dịch chuyển sản xuất về quê hương từ Trung Quốc, và định hình các sản phẩm "Made in Hong Kong".
Arthur Lee Kam-hung, một kỹ sư và doanh nhân sinh ra ở Hồng Kông cho biết, doanh nghiệp của ông khó có thể vô can trong cuộc chiến của hai siêu cường Mỹ-Trung, vì sợ rằng một cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc có thể phá hoại tương lai của ngành công nghiệp điện tử Hồng Kông.
Bất chấp sự tiến bộ rõ rệt ở Washington tuần trước, thỏa thuận thương mại tạm thời đạt được giữa Washington và Bắc Kinh sẽ hoãn áp các mức thuế trong tháng này, qua đó tiến tới các thoả thuận triệt để hơn. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố 4 đợt thuế quan kể từ tháng 7 năm ngoái, đẩy nhiều công ty Trung Quốc di dời các cơ sở sản xuất của họ vào Đông Nam Á.
Khu vực cảng ở Hong Kong. Ảnh: Martin Chan/SCMP. |
Ông Lee, nhiều doanh nhân khác đã chọn trở về Hồng Kông, thành phố có nhiều lao động lành nghề và dịch vụ logistics tầm cỡ hàng đầu thế giới. Bằng cách củng cố năng lực sản xuất tại Hồng Kông, các doanh nghiệp này có thể tránh được thuế quan áp dụng lên các mặt hàng Trung Quốc.
Công ty của Lee đang lên kế hoạch chuyển nhà máy sản xuất các sản phẩm cao cấp sử dụng trong trạm 5G và xe tự lái sang quận Tsuen Wan, Hồng Kông. Còn mảng sản xuất tinh thể thạch anh được sử dụng trong các linh kiện điện tử và máy móc liên quan vẫn được đặt tại Trung Quốc.
"Công ty của chúng tôi kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ và không muốn bị giới hạn thị trường vì lý do chính trị. Bằng cách thiết lập nhà máy ở Hong Kong, chúng tôi muốn thể hiện sự trung lập về chính trị", ông Lee cho biết.
Công ty của ông sản xuất các tinh thể thạch anh được sử dụng trong các linh kiện điện tử và máy móc liên quan sẽ tiếp tục duy trì một nhà máy ở Huệ Châu, đông nam Trung Quốc.
Bằng cách thiết lập các cơ sở sản xuất kép ở Hồng Kông và Trung Quốc, ông Lee cho biết ông đang giảm chi phí lao động với tự động hóa và tăng khối lượng sản xuất trong khi vẫn duy trì chất lượng sản phẩm.
Ông Lee cũng cho biết ông tin tưởng vào sự an toàn đối với các nghiên cứu của công ty ông tại Hồng Kông, sau khi công ty của ông bị thiệt hại 17 triệu đô la Hồng Kông (2 triệu USD) từ các hành vi trộm cắp công nghệ tại các nhà máy ở Trung Quốc.
Xuất khẩu Hông Kông đã tăng trưởng nhanh chóng trong hai thập kỷ nhờ nền kinh tế Trung Quốc phát triển và mối quan hệ khăng khít hơn giữa hai bên. Hầu hết, hàng xuất khẩu của Hông Kông là các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. 19% mặt hàng tái xuất khẩu của Hong Kong sang Mỹ là các sản phẩm viễn thông, 18% là đồ trang sức, máy móc điện tử chiếm 17% và quần áo chiếm 12%.
Hong Kong trước nay được xem là bàn đạp cho việc xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, tuy nhiên điều này có thể thay đổi khi căng thẳng thương mại leo thang, Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng Châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis cho biết.
Một số nhà sản xuất Hồng Kông đang chọn quay về với quê hương từ Trung Quốc do cuộc chiến thuế quan với Mỹ. Ảnh: Winson Wong/SCMP. |
Thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới 98% mặt hàng Hông Kông tái xuất khẩu sang Mỹ, theo Louis Chan, trợ lý kinh tế của Hội đồng phát triển thương mại Hông Kông. Vì vậy, các công ty Hông Kông sử dụng nhãn hiệu "Made in Hong Kong" nhằm thích nghi với chuỗi cung ứng toàn cầu đang thay đổi, chuyên gia này cho hay.
Dữ liệu mới nhất từ Cục Thống kê và Thống kê Hồng Kông cho thấy số lượng cư dân Hồng Kông đã làm việc ở đại lục, chủ yếu là vì lý do việc làm, đã tăng gấp đôi từ 122.300 vào năm 1995 lên mức cao nhất là 244.000 vào năm 2004 trước khi giảm xuống 175.100 vào năm 2010.
Danny Yick Ka-lei, Chủ tịch của công ty sản xuất đồ điện tử Computime cũng cho hay ông muốn xây dựng thương hiệu riêng và đẩy mạnh chuỗi cung ứng. Ông đang tìm hiểu để hợp tác với các công ty ở Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Phillippines với mục tiêu chuyển 30% sản lượng sản xuất đồ điện tử khỏi Trung Quốc. Mục tiêu của ông là chuyển 30% sản lượng hàng điện tử của mình ra khỏi Trung Quốc.
"Nếu chúng tôi di dời sản xuất, chúng tôi sẽ rời khỏi đó vĩnh viễn, vì bạn sẽ không biết liệu ông Trump sẽ làm gì tiếp thep. Khi được hỏi liệu ông có thay đổi quyết định nếu Mỹ và Trung Quốc đồng ý thoả thuận thương mại với nhau hay không, ông cho biết "tôi không muốn đặt tất cả trứng trong một chiếc giỏ".
Advertisement