Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Buộc tội Tổng thống Donald Trump cần những gì?

Vĩ mô

25/09/2019 14:00

Không giống như một thủ tục tố tụng tại Tòa án thông thường, luận tội Tổng thống là một quá trình chỉ diễn ra trong Quốc hội.

Ngày 24/9 (sáng 25/9 theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã tuyên bố mở cuộc điều tra luận tội chính thức đối với Tổng thống Donald Trump. Cuộc điều tra xoay quanh nghi vấn liệu ông Trump lạm dụng quyền lực tổng thống và tìm kiếm sự trợ giúp của nước ngoài để làm suy yếu đối thủ chính trị Joe Biden.

Tuyên bố của bà Pelosi được đưa ra sau khi Tổng thống Trump bị cáo buộc gây áp lực đòi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky điều tra cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai ông Biden, qua đó tạo lợi thế cho nhà lãnh đạo này trong cuộc đua tái tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020, nơi ông Biden được coi là ứng cử viên sáng giá nhất bên phía đảng Dân chủ.

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Hạ viện Pelosi.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Hạ viện Pelosi.

Sau nhiều tháng chịu áp lực từ một bộ phận đáng kể các thành viên Dân chủ tham dự những cuộc họp kín bàn về việc "bật đèn xanh" cho thủ tục luận tội, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cuối cùng đã quyết định hành động vào tối 24/9, sau khi có tới hơn 30 nghị sĩ Dân chủ đồng loạt kêu gọi mở một cuộc điều tra luận tội tổng thống.

Quy trình điều tra diễn ra như thế nào?

Bà Pelosi nói rằng, 6 Ủy ban Hạ viện vốn đang điều tra các hành vi bị cáo buộc là phạm tội của Tổng thống Trump sẽ tiếp tục công việc này. Dựa trên những phát hiện của họ, Ủy ban Tư pháp Hạ viện có thể soạn thảo và phê chuẩn dự thảo luận tội chống lại Tổng thống Trump.

Dự thảo này sau đó sẽ được đưa ra Hạ viện bỏ phiếu. Nếu dự thảo được thông qua ở Hạ viện với số phiếu trên 50%, Thượng viện Mỹ sẽ tổ chức một phiên tòa luận tội. Khi đó, cần có 2/3 thượng nghị sĩ ủng hộ thì Quốc hội mới có thể kết án và bãi nhiệm Tổng thống.

Vì thế, nỗ lực buộc Tổng thống Trump phải rời Nhà Trắng trước thời hạn kết thúc nhiệm kỳ sẽ đòi hỏi sự ủng hộ của toàn bộ Thượng nghị sĩ Dân chủ và khoảng 20 Thượng nghị sĩ Cộng hòa đồng ý phản bội đảng. Đây là một rào cản rất lớn vì đảng Cộng hòa đang nắm quyền kiểm soát Thượng viện và cũng không có nhiều Thượng nghị sĩ Cộng hòa tán thành viện luận tội ông Trump.

Kế hoạch chi tiết luận tội được quy định trong Hiến pháp MỸ tại Điều II, Mục IV. Điều khoản này nói rằng một Tổng thống có thể bị cách chức khỏi văn phòng sau khi luận tội, và kết án.

Ông Trump có thể đối mặt với cuộc luận tội về một loạt cáo buộc hành vi sai trái, bao gồm trục lợi cá nhân từ vai trò Tổng thống, vi phạm luật tài chính trong chiến dịch tranh cử, điều chuyển ngân sách không thích hợp để xây dựng bức tường biên giới hoặc sử dụng quyền lực ân xá để “bật đèn xanh” cho vi phạm luật pháp.

Không giống như một thủ tục tố tụng tại tòa án thông thường, luận tội là một quá trình chỉ diễn ra trong Quốc hội. Các thành viên của Hạ viện đóng vai trò là công tố viên, thượng nghị sĩ với tư cách là hội thẩm, chánh án của Tòa án Tối cao Mỹ.

Hiến pháp Mỹ nêu rõ những vụ luận tội tổng thống có thể được tiến hành với “tội phản quốc, nhận hối lộ, hoặc các tội nặng và nhẹ khác”.

Quốc hội cũng có thể luận tội các thẩm phán và các quan chức khác của nhánh hành pháp. Hai Tổng thống Bill Clinton (1998) và Andrew Johnson (1868) từng bị luận tội. Cả Tổng thống Johnson và Clinton đều bị luận tội tại Hạ viện nhưng sau đó được tha bổng tại Thượng viện và tiếp tục tại vị.

Lịch sử nước Mỹ còn một trường hợp nữa là Tổng thống Richard Nixon năm 1974. Khi đó, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn tiến trình luận tội ông Nixon liên quan tới vụ bê bối Watergate nổi tiếng. Tuy nhiên, Tổng thống Nixon đã từ chức trước khi Hạ viện có thể bỏ phiếu về vấn đề này. 

Tổng thống Johnson bị buộc tội vi phạm pháp luật khi loại bỏ chức Bộ trưởng chiến tranh Mỹ, vốn không phải là quyết định của ông với tư cách là Tổng thống. Tổng thống Clinton bị buộc tội cản trở công lý và khai man, vì bị cáo buộc nói dối  bồi thẩm đoàn liên bang về mối quan hệ của ông với cô thực tập sinh Monica Lewinsky.

Nếu Nixon không từ chức, ông có thể đã bị kết tội tại Thượng viện về một trong ba tội danh cản trở công lý, lạm dụng quyền lực hoặc không tuân lệnh trát hầu tòa. Tuy nhiên, Tổng thống Gerald Ford, từng là Phó Tổng thống của ông Nixon và kế nhiệm ông, đã ân xá cho cựu tổng thống Nixon về bất kỳ hành vi phạm tội nào một tháng sau khi ông từ chức.

Nếu luận tội của ông Trump dẫn đến việc ông bị cách chức, Phó Tổng thống Mike Pence lên làm Tổng thống trong khoảng thời gian còn lại của nhiệm kỳ, sẽ hết hạn vào ngày 20/1/2021.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement