Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bỏ, bán, giữ? Câu hỏi hóc búa của Unilever tại Nga

Quản trị

26/07/2023 14:57

Unilever, công ty đã phải đối mặt với những lời chỉ trích trong hơn một năm vì vẫn ở lại Nga, cho biết họ có thể từ bỏ, bán hoặc duy trì hoạt động của mình ở Moscow.

Trong tháng này, Nga đã nắm quyền kiểm soát công ty con của nhà sản xuất sữa chua Pháp Danone (DANO.PA) cùng với cổ phần của Carlsberg (CARLb.CO) - một nhà sản xuất bia địa phương.

Động thái này đã nhấn mạnh vị trí bấp bênh mà các công ty phương Tây ở lại đã tự đặt mình vào. Các nhà phân tích tại Investec gần đây đã cảnh báo rằng nếu ở lại, công ty có nguy cơ mất danh tiếng trên toàn cầu nhiều hơn là họ có thể tiết kiệm ngắn hạn về mặt tiền tệ.

Giám đốc điều hành mới của Unilever Hein Schumacher, người đã nắm quyền lãnh đạo vào đầu tháng này cho biết Unilever đang vật lộn với các vấn đề nghiêm trọng ở Nga, nơi nhân viên của họ có thể bị bắt đi lính trong cuộc chiến với Ukraina và chính phủ của Vladimir Putin đang nắm quyền kiểm soát các công ty phương Tây đã chọn ở lại nước này.

Có lẽ điều gây tranh cãi nhất trong số này là hoạt động kinh doanh đang diễn ra của công ty ở Nga, điều đã khiến chính phủ Ukraina cáo buộc họ tài trợ cho cuộc chiến của Putin.

"Lựa chọn đầu tiên là từ bỏ hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Trên thực tế, chúng tôi cảm thấy rằng điều đó có thể dẫn đến việc nó bị quốc hữu hóa, xét đến tất cả những phát triển đã diễn ra gần đây. Lựa chọn thứ hai là bán doanh nghiệp, nhưng thực tế là chúng tôi chưa tìm ra giải pháp khả thi nào đáp ứng các mục tiêu đã đề ra", Hein Schumacher cho biết. 

Bỏ, bán, giữ? Câu hỏi hóc búa của Unilever tại Nga - Ảnh 1.

Unilever đang vật lộn với những chỉ trích cáo buộc tài trợ cho xung đột của Nga với Ukraina. Ảnh: telegraph

Schumacher cho biết Unilever đã không liên lạc với chính phủ Nga sau động thái của họ đối với Danone và Carlsberg. "Không có lựa chọn nào thực sự tốt, nhưng lựa chọn cuối cùng là vận hành doanh nghiệp của chúng tôi theo cách hạn chế là ít tồi tệ nhất và đó là vị trí của chúng tôi". 

Công ty sở hữu thương hiệu súp Knorr và xà phòng Dove, có hơn 3.000 nhân viên ở Nga. Vào tháng 3 năm 2022, Unilever trở thành công ty thực phẩm lớn đầu tiên của châu Âu ngừng nhập khẩu và xuất khẩu ra khỏi Nga sau cuộc xung đột. 

Unilever cho biết vào thời điểm đó họ sẽ không đầu tư thêm vào Nga và cũng sẽ ngừng tất cả chi tiêu cho truyền thông và quảng cáo ở đó, đồng thời cho biết thêm rằng các hoạt động ở Ukraina của họ cũng đã dừng lại.

Bỏ, bán, giữ? Câu hỏi hóc búa của Unilever tại Nga - Ảnh 2.

Các nhà hoạt động phản đối việc Unilever tiếp tục hiện diện ở Nga bên ngoài trụ sở chính ở London vào ngày đầu tiên ông Schumacher làm giám đốc điều hành. Ảnh: Telegraph

Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục cung cấp các sản phẩm vệ sinh và thực phẩm thiết yếu hàng ngày được sản xuất tại Nga cho người dân trong nước, đồng thời tuyên bố sẽ không thu bất kỳ khoản lợi nhuận nào từ việc bán hàng đó. Tất cả thu nhập kiếm được ở Nga đều ở đó, công ty cho biết.

Hồi tháng 2, Unilever đã nói rằng "có nguy cơ" phải ngừng kinh doanh ở Nga và có thể phải chịu lỗ hoặc ghi giảm tài sản của mình ở đó.

Cựu Giám đốc điều hành Alan Jope cho biết vào thời điểm đó "khối lượng trong hoạt động kinh doanh tại Nga của chúng tôi đang giảm đáng kể, ở mức hai con số".

Tuy nhiên, một báo cáo vào hôm thứ Ba đã cho thấy doanh thu của Unilever tăng trưởng vượt qua dự báo của các nhà phân tích. Việc tăng giá một lần nữa để bù đắp chi phí cao hơn và khiến cổ phiếu của hãng tăng giá.

(Nguồn: Reuters/Telegraph)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement