Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bình Dương tiêm 'vaccine' cho muỗi để phòng chống dịch sốt xuất huyết

Sức khỏe

27/06/2022 10:37

Ngành y tế tỉnh Bình Dương đã triển khai thực hiện phương pháp “Thả muỗi mang Wolbachia” để phòng chống sốt xuất huyết.

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương, từ đầu năm đến nay, tỉnh Bình Dương đã phát hiện hơn 920 ổ dịch, ghi nhận hơn 4.800 ca mắc, trong đó có 8 ca tử vong và gần 200 trường hợp diễn biến nặng.

Trước tình hình này, Ngành y tế tỉnh Bình Dương phối hợp các địa phương tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường, giám sát ca bệnh, phân lập virus để dự báo xu hướng dịch, xử lý ổ dịch, phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành.

Ngoài ra, để công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết mang tính lâu dài, ngành y tế Bình Dương đã triển khai thực hiện phương pháp “Thả muỗi mang Wolbachia”. Tính đến nay, Bình Dương đã thực hiện thả muỗi mang Wolbachia ở gần 3.000 điểm.

  - Ảnh 1.

Bình Dương thả muỗi có lợi để phòng chống sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương, vi khuẩn Wolbachia được đưa vào cơ thể muỗi vằn giúp muỗi tăng sức đề kháng với virus gây bệnh giống như “tiêm vaccine” cho muỗi.

Vi khuẩn Wolbachia được cấy vào muỗi vằn sẽ làm cho muỗi có khả năng ức chế sự nhân lên của một số loại virus trong đó có virus Dengue và Zika, giảm sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết.

Trong năm 2020, Bình Dương ghi nhận 4.370 ca sốt xuất huyết (5 ca tử vong); năm 2021 ghi nhận 5.636 ca (2 ca tử vong).

Sở Y tế tỉnh Bình Dương thông tin, đánh giá các ca mắc sốt xuất huyết tử vong những ngày qua, cho thấy bệnh nhân đều được đưa đến cơ sở y tế khi bệnh đã quá nặng. Để tránh nguy cơ tử vong, ngành y tế khuyến cáo cần sớm phát hiện các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết, như gây sốt cao liên tục 2-7 ngày kèm các dấu hiệu xuất huyết như: Chấm xuất huyết, chảy máu răng, máu mũi, vết bầm, xuất huyết âm đạo… Bệnh trở nặng vào ngày thứ 4 đến thứ 6, với biểu hiện trụy tim mạch như tay chân lạnh, mạch nhẹ, khó bắt và thường ít kèm các triệu chứng hô hấp (ho, sổ mũi) và tiêu chảy.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 25, thành phố ghi nhận thêm 2.548 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 31,6% so với trung bình 4 tuần trước.

Trong đó, số ca bệnh nội trú là 1.467 ca nội trú và 1.081 ca ngoại trú. Tổng số ca bệnh từ đầu năm đến nay là 18.976, tăng 151,6% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm ngoái là 7.542 ca).

Trên toàn thành phố, có 21/22 quận, huyện ghi nhận số ca bệnh trong tuần tăng so với số ca trung bình 4 tuần trước (trừ quận 12), cao nhất là quận 3, quận 8, quận 11.

Những phường, xã có số ca bệnh tăng cao so với trung bình 4 tuần trước là phường Cô Giang (quận 1), phường 11 (quận 3), phường 15 (quận 8), phường An Phú Tây (huyện Bình Chánh), phường 11 và phường 22 (quận Bình Thạnh), phường 1 (quận Gò Vấp).

Cũng trong tuần 25, toàn thành phố ghi nhận 174 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 89 phường, xã thuộc 18/22 quận huyện, TP Thủ Đức, tăng 38 ổ dịch mới so với tuần trước đó.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement