30/06/2022 15:55
Binance sẽ làm gì để phục hồi và phát triển tiền điện tử ở Đông Nam Á?
Gã khổng lồ tiền điện tử Binance đang thay đổi chiến lược khi nhắm vào ngành công nghiệp ít phát triển ở Đông Nam Á, đảo ngược cách tiếp cận "nhập trước, tuân thủ sau" đã gây ra cảnh báo bởi các cơ quan tài chính ở Anh, Nhật Bản và Singapore.
Binance là sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số lớn nhất thế giới tính theo khối lượng giao dịch, đã ký một thỏa thuận với Cơ quan quản lý giao dịch và chứng khoán Campuchia hôm nay (30/6) lập nên khung pháp lý để điều chỉnh và phát triển ngành tài sản kỹ thuật số địa phương.
Các quy tắc về tiền điện tử vừa như một phương thức trao đổi và vừa như một loại tài sản, vẫn chưa phát triển nhiều ở Đông Nam Á.
Bản ký kết với Campuchia được thực hiện sau khi các nhà quản lý của Pháp xóa sổ một công ty con của Binance để cung cấp các dịch vụ tài sản kỹ thuật số vào tháng 5 vừa qua. Sự chấp thuận của Pháp có thể giúp Binance thông thoáng với các khu vực pháp lý khác của châu Âu, sau khi nó bị cấm hoạt động tài chính theo quy định ở Anh và nhận được cảnh báo từ Nhật Bản để ngừng hoạt động tại quốc gia này mà không có giấy phép.
Leon Foong, người đứng đầu thị trường châu Á - Thái Bình Dương của Binance, cho biết công ty coi sự sụt giảm giá tiền điện tử hiện tại là cơ hội để xây dựng lại ngành công nghiệp với những người chơi mạnh mẽ hơn. Theo CoinDesk, tổng vốn hóa thị trường của tiền điện tử đã giảm 1.260 tỷ USD, tương đương 58% trong ba tháng qua, lần đầu tiên giảm xuống dưới 1.000 tỷ USD kể từ khi chu kỳ tăng giá bắt đầu vào đầu năm 2021.
Ông Foong cho biết: "Mặc dù thị trường hiện đang có một số điều chỉnh, nhưng đồng thời đây sẽ là thời điểm có khả năng phục hồi tốt hơn. Các dự án tồn tại được là những dự án sẽ tồn tại lâu dài". Ngoài ra ông còn cho biết thêm: "Chúng tôi muốn các nhà quản lý thấy được khả năng phục hồi đó để họ có thể thoải mái và rõ ràng hơn trong việc điều chỉnh loại tài sản mới này".
Theo Nikkei, ông Foong cho biết tại Bangkok, nơi ông đến thăm để điều phối các kế hoạch của Binance nhằm khởi động sàn giao dịch tại Thái Lan thông qua liên doanh với Gulf Energy Development.
Gulf và Binance đang đăng ký giấy phép dịch vụ tài sản kỹ thuật số cho liên doanh. Với tư cách là đối tác cấp cao, Gulf sẽ nắm giữ 51% cổ phần của liên doanh được công bố vào tháng 4, đánh dấu bước đột phá đầu tiên của họ vào dịch vụ tài chính của tiền điện tử.
Cho đến nay, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch của Thái Lan chỉ cấp tám giấy phép tài sản kỹ thuật số.
Ông Foong cho biết: “Chúng tôi có được một đối tác địa phương mạnh mẽ với các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng chiến lược quan trọng như viễn thông và năng lượng, đồng thời có mong muốn chứng minh mô hình kinh doanh của họ trong tương lai”.
Gulf là một trong những nhà sản xuất điện tư nhân lớn nhất của Thái Lan, đã và đang đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình với các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo và viễn thông. Những người ủng hộ blockchain cho rằng công nghệ đang được triển khai để quản lý phân phối tiện ích, mở ra cánh cửa cho việc áp dụng phổ biến hàng loạt, sau này mọi người sẽ sử dụng mã thông báo tài sản kỹ thuật số để thanh toán hóa đơn điện nước.
Việc áp dụng rộng rãi có thể tiến hành nhanh hơn ở Philippines, nơi tầng lớp trung lưu tiếp xúc với tiền điện tử ngày càng tăng thông qua các trò chơi dựa trên blockchain phổ biến như Axie Infinity, thưởng cho người chơi bằng mã thông báo kỹ thuật số.
Ông Foong noi, Binance đang trong quá trình xin giấy phép ở Philippines. Họ đã rút khỏi việc xin giấy phép ở Singapore sau khi mua lại cổ phần của HGX, một sàn giao dịch được địa phương quản lý.
Ngân hàng trung ương Thái Lan vào tháng 4 đã cấm sử dụng tiền điện tử làm thanh toán, nhưng chính phủ đã thúc đẩy tài sản kỹ thuật số như một hình thức đầu tư thay thế. Binance sẽ phải cạnh tranh với Bitkub, công ty xử lý hơn 90% khối lượng giao dịch ở Thái Lan.
Ông Foong cho biết: "Chúng tôi coi những người chơi khác trong không gian là đối tác. Miễn là hệ sinh thái phát triển, Binance sẽ phát triển".
Ông nói thêm: "Chúng tôi không tin rằng ở bất kỳ thị trường nào mà mức thâm nhập dưới 10%, (độc quyền) là phân loại thị trường phù hợp... Trọng tâm của chúng tôi sẽ là phát triển thị trường và giáo dục người dùng cuối, các nhà quản lý và các nhà lãnh đạo hiện tại của công ty về cách blockchain có thể được áp dụng cho các quy trình của họ".
Binance đang tìm cách mở rộng lực lượng lao động toàn cầu của mình từ 2.000 đến dưới 10.000, mặc cho các đối thủ cạnh tranh quốc tế giảm quy mô khi đối mặt với điều kiện thị trường giảm giá. Chỉ trong tháng này, Coinbase được niêm yết trên sàn Nasdaq đã thông báo hơn sa thải 1.100 nhân viên, Crypto cũng làm tương tự như vậy với 5% và BlockFi với 20% nhân viên của họ.
Ông Foong đã ghi nhận "hoạt động kinh doanh trao đổi cốt lõi tích cực và bền vững với tiền mặt" của Binance vì đã nhìn thấy nó thông qua bản vá lỗi gần đây. Giá của Bitcoin, loại tiền điện tử được giao dịch nhiều nhất, ở mức 20.000 USD, giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái khi các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ.
Các dự án nhỏ hơn thì không được may mắn như vậy. Giám đốc điều hành Binance Triệu Trường Bằng đã viết trong một bài blog vào tuần trước rằng công ty sẽ xem xét kỹ lưỡng nhiều yêu cầu mà họ đã nhận được về các gói cứu trợ hoặc mua bán và sáp nhập.
"Chúng tôi sẽ không đầu tư vào một dự án chỉ vì có chiết khấu", ông Foong nói với Nikkei Asia.
Mặc dù Binance đã được đăng ký tại Quần đảo Cayman, nhưng các nhà quản lý đã thất vọng vì thiếu trụ sở chính thức. Việc CEO Triệu Trường Bằng chuyển đến Singapore vào thời điểm bắt đầu xảy ra đại dịch đã làm dấy lên suy đoán rằng Binance sẽ đặt trụ sở chính ở đó. Cuối năm ngoái, anh chuyển đến Dubai, nơi đã ban hành luật đầu tiên về tài sản kỹ thuật số vào tháng 2.
Ông Foong nói: “Binance đi đến đâu thì hệ sinh thái cũng đi theo". Ông nói thêm: "Binance sẽ gắn bó với mô hình 'multihub' với các văn phòng khu vực ở Paris và Dubai".
(Nguồn: Nikkei Asia)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp