14/08/2021 13:51
Bị từ chối ở Mỹ, doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt IPO trong nước
Các đợt IPO diễn ra dày đặc và nhanh chóng ở Trung Quốc đại lục sau khi các nhà đầu tư bị từ chối niêm yết tại Mỹ.
Trung Quốc đại lục đang được hưởng lợi từ việc chính quyền Bắc Kinh mong muốn nâng cao thị trường nội địa, bao gồm cả việc thành lập một sàn Nasdaq kiểu mới.
Một số nhà khai thác viễn thông lớn nhất của đất nước đang tìm đến Thượng Hải sau khi bị đẩy ra khỏi Mỹ trong bối cảnh căng thẳng kinh tế giữa hai nước ngày càng gia tăng.
China Telecom Corp., một trong những hãng viễn thông lớn nhất Trung Quốc, là một ví dụ điển hình. Sau khi bị Sở giao dịch chứng khoán New York hủy niêm yết vì lý do an ninh quốc gia vào tháng 1, công ty đặt mục tiêu huy động 47,1 tỷ CNY (7,3 tỷ USD) tại Thượng Hải vào tuần tới, thiết lập một mức cao mới cho năm 2021.
Kerry Goh, Giám đốc đầu tư tại Kamet Capital Partners Pte, cho biết: “Trung Quốc không hoạt động như một quốc gia phát triển điển hình. Các hướng dẫn chính sách của họ có vẻ sơ sài và không được truyền đạt một cách minh bạch, khiến các nhà đầu tư nước ngoài sợ hãi”.
“Trong khi đó, các nhà đầu tư địa phương và những người theo dõi Trung Quốc lâu năm biết rằng điều này là tốt cho dài hạn. Nó không phải để phá hủy các ngành công nghiệp mà để đảm bảo rằng họ hoạt động trong một môi trường được xác định rõ ràng”, ông nói thêm.
Syngenta Group, doanh nghiệp hạt giống và phân bón của Thụy Sĩ thuộc sở hữu của China National Chemical Corp, cũng đang chuẩn bị niêm yết 65 tỷ CNY (10 tỷ USD) trên bảng Star của Thượng Hải.
Nếu 2 đợt IPO này đáp ứng được kỳ vọng, số tiền huy động được thông qua việc bán cổ phiếu lần đầu tiên tại đại lục trong năm nay sẽ tăng lên khoảng 59 tỷ USD, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.
Dữ liệu cho thấy, hiện tại số tiền thu được từ IPO trong nước của Trung Quốc đã ở mức cao nhất trong 11 năm. Mặt khác, số lượng thương vụ IPO là 320, đang ở mức kỷ lục.
Mặc dù trong những tuần gần đây, các giao dịch đã chậm lại ở Hồng Kông nhưng nhìn chung thành phố này không hoạt động quá tệ trong năm nay. Đã có 65 vụ IPO, trị giá 34,6 tỷ USD, một kỷ lục trong khoảng thời gian này.
Mới đây, CEO mới của sàn giao dịch Hồng Kông đã đánh bại cuộc đàn áp quy định của Trung Quốc và cho biết thành phố này có một nguồn giao dịch kỷ lục trong thời gian dài.
Jian Shi Cortesi, giám đốc đầu tư tại GAM Investments, nói: "Thị trường chứng khoán nội địa của Trung Quốc đã hoạt động mạnh mẽ trong hai năm qua. Các cơ quan quản lý cũng hỗ trợ việc IPO dễ dàng hơn thông qua sự ra mắt của Star Board vào năm 2019”.
Chỉ số CSI 300, điểm chuẩn vốn chủ sở hữu của Trung Quốc, đã tăng 35% trong hai năm qua, so với mức tăng 4% của Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông.
Thước đo của đại lục cũng được duy trì tốt hơn so với thước đo của Hồng Kông kể từ đầu tháng 7 khi Trung Quốc tăng cường kìm hãm đối với lĩnh vực công nghệ.
Liên kết với chính quyền Bắc Kinh
Theo nhà phân tích Ken Chen của KGI Securities, sự tấn công dồn dập của quy định cũng có thể làm tổn hại đến các đợt IPO tại đại lục trong các ngành cụ thể, như giáo dục. Tuy nhiên, chúng sẽ không gây tác động lớn vì được hỗ trợ bởi các công ty trong các lĩnh vực mà chính phủ ưu ái.
China Telecom và Syngenta không nằm trong tầm ngắm của chính phủ, cũng không phải là công ty niêm yết lớn nhất của đại lục cho đến nay trong năm nay.
“Có thể thấy rằng thị trường nội địa Trung Quốc ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với các công ty cụ thể thuộc các ngành cụ thể”, Stephanie Tang, người đứng đầu bộ phận cổ phần tư nhân của Greater China tại công ty luật Hogan Lovells, cho biết.
Không giống các quỹ toàn cầu chuyển tiền giữa Hồng Kông và các trung tâm tài chính khác trên thế giới, người đại lục có ít lựa chọn hơn. Điều này hỗ trợ thêm cho triển vọng niêm yết trên thị trường trong nước.
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement