Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bày mâm lễ và cách cúng giao thừa cho năm 2020

Sức khỏe

09/01/2020 08:33

Năm nay, Hỷ thần ở hướng Nam, Tài thần ở hướng Đông. Vì thế, gia chủ có thể nhằm 1 trong 2 hướng này mà cúng khấn.

Giao thừa là gì, cúng giao thừa là cúng ai?

"Giao thừa" theo nghĩa đen tức là "Cũ giao lại, mới tiếp lấy", ý chỉ lúc năm cũ qua, năm mới đến. 

Giao thừa là gì?

"Giao thừa" theo nghĩa đen tức là "Cũ giao lại, mới tiếp lấy", ý chỉ lúc năm cũ qua, năm mới đến. Vậy giao thừa chính là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ với ngày đầu tiên của năm mới. Được coi là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới.

Cúng lễ giao thừa là cúng ai?

Nghi lễ cúng lúc giao thừa là để đón các Thiên binh thiên tướng đi hành khiển, thị sát. Người xưa tin rằng, ở dưới dương gian không có người cai quản, nên Ngọc Hoàng đã cử 12 ông hành khiển luân phiên nhau coi sóc việc ở cõi trần.

Tại đúng thời điểm giao thừa, các quan hành khiển sẽ đi thị sát cõi trần và làm lễ bàn giao. Nghi lễ cúng đêm giao thừa nhằm bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn với các quan hành khiển đã chăm lo đời sống dân chúng trong suốt cả năm. Đồng thời cầu mong quan hành khiển năm mới độ trì cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà yên ấm, làm ăn may mắn, gia đạo hưng vượng.

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Nên tiến hành làm lễ cúng ngoài trời trước, lễ cúng trong nhà sau. Nguyên nhân là bởi lễ cúng khấn giao thừa ngoài trời có ý nghĩa “nghênh tân, tiễn cựu”, tức là đón vị quan hành khiển mới về và tiễn vị quan cũ đi.

  Nghi lễ cúng giao thừa ngoài trời nhằm mục đích chính là tiễn đưa vị thần năm cũ và chào đón vị thần năm mới tới chăm lo việc cho nhân dân.

Nghi lễ cúng giao thừa ngoài trời nhằm mục đích chính là tiễn đưa vị thần năm cũ và chào đón vị thần năm mới tới chăm lo việc cho nhân dân.

Cúng giao thừa trong nhà

Đây là nghi lễ thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có từ lâu đời. Nó là đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn và là một hình thức lưu giữ sợi dây gắn bó giữa các thành viên, là sự tưởng nhớ của con cháu đối với thế hệ đi trước. 

Cúng giao thừa ngoài trời

Nghi lễ này mới nhằm mục đích chính là tiễn đưa vị thần năm cũ và chào đón vị thần năm mới tới chăm lo việc cho nhân dân. Trong khoảng thời gian này, các vị hành khiển đi trên đường đều rất vội vàng, nên chỉ đi lướt qua mỗi hộ gia đình, vì thế mà mâm cỗ cúng thường để ở ngoài sân (hoặc ngay gần lối vào nhà).

Cúng lễ giao thừa ngoài trời quay về hướng nào?

Năm nay, Hỷ thần ở hướng Nam, Tài thần ở hướng Đông. Vì thế, gia chủ có thể nhằm 1 trong 2 hướng này mà cúng khấn.

Lưu ý: Người đứng khấn cần quay mặt về hướng Nam hoặc  Đông mà cúng chứ không nhất thiết phải đặt mâm cỗ (con gà, đĩa xôi…) về hướng đó.

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, việc bàn giao tiếp nhận công việc của các vị thần trong thời điểm này diễn ra rất khẩn trương, các vị ấy chỉ có thể ăn vội vàng hoặc đi ngang qua chứng kiến tấm lòng của gia chủ. Vì vậy mâm cỗ cúng giao giao thừa ngoài trời thường đặt ngay cửa chính.

Còn hướng mâm lễ cúng nên đặt hướng Bắc hoặc hướng Đông tùy theo từng gia đình. Theo quan niệm dân gian, hướng Bắc là nơi Thượng Đế ngự còn hướng Đông thể hiện việc cúng Thiên Tử.

Mâm lễ cúng giao thừa

Tùy quan niệm, phong tục từng vùng miền và điều kiện của từng gia đình mà mâm cúng có thể có những món lễ vật khác nhau.
Tùy quan niệm, phong tục từng vùng miền và điều kiện của từng gia đình mà mâm cúng có thể có những món lễ vật khác nhau.

Đối với lễ trong nhà

Lễ vật cúng trong nhà gồm lễ chay và lễ mặn. Lễ chay gồm có hương, hoa, đèn nến, các loại bánh kẹo, mứt Tết, rượu, bia, nước ngọt hoặc các loại đồ uống khác.

Lễ mặn gồm gà trống, bánh chưng, giò chả, xôi gấc… và các món mặn khác tùy theo mỗi gia đình.

Đối với lễ ngoài trời 

Tùy vào quan niệm và phong tục từng vùng miền, cũng như điều kiện của từng gia đình mà mâm cúng có thể có những món lễ vật khác nhau.

Tuy nhiên về cơ bản, các lễ chủ yếu gồm: 3 cây nhang, 1 con gà trống luộc (đầu gà quay ra ngoài), 1 đĩa bánh chưng, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, mứt kẹo, hoa quả, trầu cau, rượu nước và vàng mã.

Trong các lễ vật kể trên, gà trống là món lễ không thể thiếu, được các gia đình vô cùng chú trọng, đặc biệt là cách bày gà quay đầu vào trong hay ra ngoài.

Cúng khấn giao thừa là tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và chào đón quan quân cai quản năm mới. Do đó, khác với gà cúng gia tiên trong nhà, với mâm cúng đêm giao thừa ở ngoài trời, nên đặt đầu gà quay ra ngoài để đón quan Tân niên Hành khiển cai quản năm mới đi qua. Cách đặt này còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình.

AN LY (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement