Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Báo Thái Lan: Hạn chế về chuỗi cung ứng không ngăn được các nhà đầu tư toàn cầu đổ xô đến Việt Nam

Quản trị

01/03/2021 17:54

Việt Nam đang tập trung giải quyết các điểm tắc nghẽn của chuỗi cung ứng, để đón đầu xu hướng chuyển dịch của các nhà sản xuất toàn cầu.

Nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi khá tốt sau cuộc khủng hoảng COVID-19. Cụ thể, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,9%, trong khi hầu hết các quốc gia trong khu vực rơi vào suy thoái.

Sau cuộc khủng hoảng COVID-19, các nhà sản xuất dần nhận ra tầm quan trọng của việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Do đó, nhiều nhà sản xuất đã đẩy nhanh các kế hoạch "China Plus One" (Trung Quốc cộng một) mà họ đã khởi xướng trước đó, vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Điều này dẫn đến sự gia tăng đầu tư vào Việt Nam từ các nhà sản xuất toàn cầu trong năm 2020.

Hoạt động kinh tế của Việt Nam cũng được hỗ trợ bởi nhu cầu cao hơn đối với một số sản phẩm tiêu dùng. Vì mọi người trên khắp thế giới dành nhiều thời gian hơn ở nhà trong thời gian khóa cửa.

 Xuất khẩu đồ nội thất gia đình và phụ kiện của Việt Nam tăng đáng kể, bên cạnh đó là các hoạt động xuất khẩu điện thoại, máy tính và điện tử.

chuoi-cung-ung2.jpg
Các nhà sản xuất toàn cầu đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm sự tập trung vào Trung Quốc. Ảnh: AFP

Mặc dù đây là tin tốt cho cán cân thanh toán của đất nước, nhưng hoạt động gia tăng đã gây áp lực lên chuỗi cung ứng, vốn đang vật lộn để theo kịp nhu cầu. 

Các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Thái Lan, cũng phải đối mặt với các vấn đề về chuỗi cung ứng, như thiếu container, hàng hóa bị chậm trễ kéo dài, hàng hóa tồn đọng và giá vận tải tăng chóng mặt.

Vấn đề trở nên tồi tệ hơn trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch, khi nhiều xe tải về tỉnh phải đối mặt với các hạn chế về kiểm dịch. Điều này đã tạo ra thêm sự chậm trễ và tắc nghẽn tại các cảng trong khu vực.

Tuy nhiên, những khó khăn hiện tại sẽ không ngăn cản các nhà sản xuất toàn cầu tiếp tục đổ xô vào Việt Nam. Các công ty đa quốc gia lớn như Apple, Samsung và LG Electronics đều đang gia công sản xuất cho Việt Nam. Các công ty khác, bao gồm cả các công ty từ Thái Lan, cũng có kế hoạch tương tự.

Điều này sẽ thúc đẩy thương mại trong khu vực, vì Việt Nam cần nhập khẩu nhiều linh kiện từ các nơi khác. Tình hình này cho thấy nhu cầu về cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng cao để kết nối. Đồng thời phải có nhiều giải pháp thay thế đường bộ cho các cảng vận tải biển và các tuyến đường biển đang bị tắc nghẽn.

Để giải quyết vấn đề này,  Việt Nam đã ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng nhằm giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn. Hơn 5 dự án đang trong quá trình triển khai, bao gồm một quốc lộ mới và một sân bay đang được xây dựng bên ngoài TP.HCM. 

Các địa phương cũng được chỉ đạo đẩy nhanh chương trình đầu tư.  Đầu tư của nhà nước năm ngoái đã tăng 14,5% so với năm liền trước.

Bên cạnh đó, các nước trong khu vực cũng đang hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang đầu tư vào các dự án xây dựng lớn, Thái Lan phát triển năng lượng và Singapore đang hỗ trợ hiện đại hóa ngành hậu cần.

Với sự kết nối kinh tế ngày càng tăng, tất cả các quốc gia trong khu vực đều quan tâm đến việc giải quyết các điểm nghẽn và vấn đề của chuỗi cung ứng. Vì sự thịnh vượng kinh tế trong tương lai của các nước phụ thuộc vào nhau.

"China Plus One" - Trung Quốc cộng một là chiến dịch mà các tập đoàn đa quốc gia dịch chuyển các nhà máy gia công lắp ráp của mình ra khỏi Trung Quốc để đến các địa điểm “nằm ngoài song gần với Trung Quốc”.

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement