Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bạo loạn ở Pháp chưa có dấu hiệu dừng lại, sau cái chết của thiếu niên người Algeria

Nóng trong ngày

02/07/2023 23:28

Các vụ bạo loạn xảy ra trong nhiều đêm liên tục từ khi một cảnh sát bắn chết thiếu niên 17 tuổi Nahel M, trong lúc kiểm tra vi phạm giao thông tại khu ngoại ô Nanterre ở phía Tây Paris hôm 27/6.

Bạo loạn đang làm rung chuyển cả nước Pháp

Các cuộc bạo loạn làm rung chuyển nước Pháp vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi người biểu tình tiếp tục đốt phá và cướp bóc ở các thành phố lớn.

Tình trạng bất ổn đã bùng phát trên toàn quốc, ở cả các thành phố như Marseille, Lyon, Toulouse, Strasbourg và Lille cũng như thủ đô Paris, nơi một thiếu niên 17 tuổi bị cảnh sát bắn chết trong lúc kiểm tra vi phạm giao thông. Vụ việc đã khơi lại những phàn nàn của các cộng đồng đô thị nghèo và đa chủng tộc về tình trạng bạo lực và phân biệt chủng tộc của cảnh sát Pháp.

Theo thống kê sơ bộ, 1.350 phương tiện, 234 tòa nhà bị đốt phá và 2.560 đám cháy xảy ra ở những nơi công cộng. Nhà chức trách đã triển khai đến 45.000 cảnh sát, hiến binh và một số xe bọc thép để ứng phó nhưng đụng độ vẫn tiếp diễn. 

Hơn 200 cảnh sát bị thương trong các cuộc đụng độ. Cảnh cướp bóc và đập phá cửa hiệu cũng xảy ra tại nhiều thành phố lớn như Marseille, Lyon và Grenoble. Nhà chức trách cũng cấm bán pháo hoa và chất gây cháy.

Thậm chí, những vụ cướp cũng xảy ra giữa ban ngày tại thành phố Strasbourg ở miền Đông Pháp, nơi các nhóm bạo loạn nhắm vào cửa hàng của Apple.

Bất chấp nỗ lực trấn áp, làn sóng biểu tình bạo loạn ở Pháp cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu khi người biểu tình lao ô tô vào nhà một thị trưởng ở vùng ngoại ô Paris, sau đó phóng hỏa khiến vợ và một người con của ông bị thương.

Bạo loạn kinh hoàng ở Pháp sau cái chết của thiếu niên người Algeria - Ảnh 1.

Những chiếc xe bốc cháy nằm trên một con phố ở Nanterre rạng sáng 30/6. Ảnh: AFP

Cái chết của Merzouk trở thành "giọt nước tràn ly" liên quan đến sự bất bình đẳng chủng tộc ở Pháp và những tuyên bố về phân biệt đối xử của cảnh sát.

Các cuộc biểu tình bắt đầu ở Nanterre, vùng ngoại ô ở phía Tây Bắc Paris. Sau đó đã có các cuộc biểu tình ở những khu vực khác xung quanh thủ đô như Bezons, Gennevilliers, Garges-lès-Gonesse, Asnières-sur-Seine, Montreuil, Neuilly-sur-Marne, Clamart và Meudon. Ngoài ra, Trappes, Clergy, Guyancourt và Vigneux-sur-Seine cũng bị ảnh hưởng.

Tất cả đều nằm ngoài đường vành đai "Periphique" bao quanh các "quận" trung tâm Paris, nơi tập trung hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng và khu dân cư chính.

Làn sóng bạo loạn lan sang các nước châu Âu

Theo Sputnik, tại Brussels, Bỉ, các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 30/6 và diễn ra tương đối ôn hòa. Cảnh sát đã khám xét và bắt giữ những người mà họ cho là khả nghi.

Người biểu tình xuống đường ở thủ đô của Bỉ sau khi xuất hiện những lời kêu gọi "hành động như ở Pháp" trên mạng xã hội. Theo truyền thông địa phương, số người biểu tình bị bắt ở Brussels đã tăng lên 63 người.

Các cuộc biểu tình cũng diễn ra ở Lausanne, Thụy Sĩ, nhưng có xu hướng bạo lực hơn.

Cảnh sát Thụy Sĩ đã bắt giữ 7 người, trong đó có 6 đối tượng vị thành niên, trong các cuộc bạo loạn hàng đêm ở thành phố Lausanne. Hơn 100 người tham gia bạo loạn đã tấn công các cửa hàng và sĩ quan cảnh sát.

Bạo loạn kinh hoàng ở Pháp sau cái chết của thiếu niên người Algeria - Ảnh 2.

Không rõ các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục kéo dài bao lâu và Pháp sẽ thực hiện những biện pháp nào để xử lý. Ảnh: Reuters.

Du lịch Pháp bị ảnh hưởng bởi bạo loạn

Hiện tại vẫn chưa rõ các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục trong bao lâu và những biện pháp tiếp theo mà chính phủ Pháp sẽ áp dụng để xử lý như thế nào.

Một số quốc gia cảnh báo về bạo loạn ở Pháp, đồng thời kêu gọi công dân theo dõi tin tức và đăng ký với các công ty lữ hành, chưa nước nào cảnh báo không đi du lịch đến Pháp.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành một cảnh báo an ninh vào ngày 29/6 đối với Pháp, nhấn mạnh hậu quả bạo lực của vụ bắn chết người và cảnh báo công dân của họ tránh xa các điểm rắc rối.

Văn phòng Nước ngoài và Khối thịnh vượng chung Vương quốc Anh cũng đưa ra cảnh báo nhưng nhấn mạnh hầu hết các chuyến du lịch tới Pháp đều không có sự cố.

"Các cuộc biểu tình có thể dẫn đến gián đoạn việc đi lại hoặc nhắm mục tiêu vào những chiếc xe đang đỗ ở những khu vực diễn ra các cuộc biểu tình. Bạn nên theo dõi các phương tiện truyền thông, tránh các cuộc biểu tình, kiểm tra khuyến nghị mới nhất của các công ty du lịch và làm theo hướng dẫn của chính quyền", cảnh báo nhấn mạnh.

Biểu tình đã nổ ra sau khi một sĩ quan bắn chết Nahel M, một thiếu niên 17 tuổi, hôm 27/6. Nahel được cho là đã cố gắng chạy trốn khỏi một điểm dừng giao thông.

Vụ việc được ghi lại trên video, lan truyền trên mạng xã hội và làm dấy lên sự giận dữ. Giới quan sát đánh giá sự việc này đã phơi bày căng thẳng chủng tộc nghiêm trọng ở Pháp.

Một ngày sau khi Nahel được an táng tại quê nhà gần Paris, Bộ Nội vụ Pháp cho biết cảnh sát đã thực hiện 719 vụ bắt giữ trong đêm, sau khoảng 1.300 vụ bắt bớ vào đêm hôm trước.

(Nguồn: Tổng hợp)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement