Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bảng giá đất năm 2020, địa phương nào dẫn đầu?

Quy hoạch

04/02/2020 08:15

Bảng giá đất áp dụng cho giai đoạn 2020 - 2024 được các tỉnh, thành ban hành có khiến giá đất tăng mạnh trong năm 2020? Theo đó, nếu giá đất tăng thì có nguy cơ kéo theo các sản phẩm bất động sản tăng theo.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96 về quy định về khung giá đất đối với nhóm đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Khung giá đất này được sử dụng làm căn cứ để UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất tại địa phương.

Theo đó, UBND cấp tỉnh căn cứ vào thực tế tại địa phương được quy định mức giá đất tối đa trong bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh không cao hơn quá 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất. Đối với đất ở đô thị, khu vực có giá cao nhất 162 triệu đồng/m2 là đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Dựa trên khung giá đất, tính đến nay, đã có nhiều tỉnh, thành phố thông qua bảng giá đất mới áp dụng cho giai đoạn 2020 - 2024. Trong đó, tại Hà Nội, bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 có mức tăng bình quân 15% so với giai đoạn 2014 - 2019.

Bảng giá đất năm 2020, địa phương nào dẫn đầu?

Trong đó, giá đất ở đô thị trong nội thành cao nhất thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm (phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ), cao nhất là gần 188 triệu đồng/m2; giá thấp nhất thuộc địa bàn quận Hà Đông, hơn 4,5 triệu đồng/m2.

Trái với dự đoán của nhiều người, bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 tại TP.HCM không só sự điều chỉnh mà giữ nguyên bảng giá đất cũ giai đoạn 2014 - 2019. Theo đó, giá đất ở cao nhất trên địa bàn TP.HCM là 162 triệu đồng/m2 tại các tuyến đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi (quận 1) và giá đất ở đô thị thấp nhất là 1,5 triệu đồng/m2.

Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 tăng bình quân 30% so với giá đất tại bảng giá đất cũ. Trong đó, đất ở đô thị có giá cao nhất là 65 triệu đồng/m2, tại vị trí 1, loại đường 1A thuộc địa bàn TP. Huế. Giá đất ở thấp nhất tại vị trí 1 là 230 nghìn đồng/m2 tại thị trấn Phú Đa, huyện Hòa Vang.

Tương đương với mức tăng của Thừa Thiên - Huế, bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 của tỉnh Đồng Nai được điều chỉnh tăng từ 30 - 35%, thậm chí ở một số khu vực giá đất sẽ cao hơn 4 - 6 lần. Theo đó, giá đất ở cao nhất là 40 triệu đồng/m2 của đường 30-4 (TP. Biên Hòa) và thấp nhất 160 nghìn đồng/m2 thuộc thị trấn Định Quán (huyện Định Quán).

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, bảng giá đất mới được điều chỉnh tăng từ 10 - 50% so với bảng giá đất cũ. Đối với đất ở đô thị, tùy khu vực sẽ điều chỉnh tăng 1-2 lần. Riêng với đất ở khu vực đô thị và nông thôn tại huyện Côn Đảo, Đất Đỏ được điều chỉnh tăng 1,2 - 1,8 lần.

Thị trường bất động sản Bình Dương thời điểm từ cuối năm 2019 cũng ghi nhận có nhiều phát triển. Đáng chú ý, bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 của tỉnh này tăng bình quân 18%. Trong đó một số tuyến đường thuộc phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một có giá đất cao nhất 37,8 triệu đồng/m2.

Tại Cần Thơ giữ nguyên mức giá định kỳ 5 năm (2014 - 2019) đối với nhóm đất ở, đất thương mại, dịch vụ và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại và dịch vụ tại nông thôn. Riêng đối với các loại đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn, điều chỉnh tăng giá với mức tăng bình quân tối đa 20% tùy vị trí.

Gần đây nhất, HĐND tỉnh Đồng Nai cũng đã thông qua bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024, theo đó, bình quân giá đất sẽ tăng từ 30 - 35%.

Bảng giá đất dự kiến giai đoạn 2020 - 2024 ở nhiều địa phương trên cả nước đều tăng.
Bảng giá đất dự kiến giai đoạn 2020 - 2024 ở nhiều địa phương trên cả nước đều tăng.

Ngoài ra, giá đất tại một số địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng tăng gấp 5 lần so với bảng giá cũ. Đơn cử, tại tờ trình của UBND huyện Vân Đồn gửi UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thẩm định, phê duyệt phương án bảng giá các loại đất trên địa bàn huyện từ 2020 - 2024 cho thấy, giá đất ở, đất thương mại dịch vụ, đất sản xuất kinh doanh tại khu vực 1 được điều chỉnh tăng lên 14,5 triệu đồng/m2, khung giá trước đó là 3,2 triệu đồng; Khu vực 2 cũng được điều chỉnh từ mức giá cũ là 300 nghìn đồng/m2 lên 1,5 triệu đồng/m2…

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho hay: “Bảng giá đất tăng sẽ kéo theo nghĩa vụ tài chính của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp tăng. Khi làm thủ tục hợp pháp hóa quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, nếu nghĩa vụ tài chính tăng cao có thể dẫn đến một bộ phận người dân không làm thủ tục cấp "sổ đỏ", giao dịch nhà đất bằng giấy tay, làm tăng "thị trường ngầm". Nhà nước vừa thất thu thuế vừa khó quản lý vừa dễ phát sinh tranh chấp trong xã hội.

Bên cạnh đó, nếu khung giá đất, bảng giá đất quy định mức giá quá cao sẽ đẩy giá thị trường bất động sản lên rất cao, đặc biệt là đẩy giá đất của các dự án, tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp, các ngành kinh tế khác và môi trường đầu tư, kể cả việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, tác động trực tiếp đến nguồn thu ngân sách từ đất đai và thị trường bất động sản”.

Cũng theo ông Châu, nhiều người cho rằng tăng bảng giá đất lên cao thì khi bồi thường, người dân sẽ được hưởng nhiều tiền hơn, song ông Châu cho rằng thực chất không phải như vậy. Trong năm 2018 và 2019, đã có nhiều quyết định bồi thường giải phóng mặt bằng đối với những dự án công do Nhà nước làm chủ đầu tư với hệ số điều chỉnh giá đất cao hơn 13 lần so với bảng giá đất.

Theo Chủ tịch HoREA, việc giải phóng mặt bằng cho từng dự án gần như đã theo giá thị trường. Khung giá đất, bảng giá đất không phải dùng để áp dụng cho giải phóng mặt bằng, mà khi đó áp dụng phương pháp định giá đất theo giá thị trường hoặc bằng các quyết định hệ số điều chỉnh giá đất.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định: “Giá đất ở các tỉnh bắt đầu tăng cùng với việc rà soát siết chặt hơn những chính sách phát triển dự án, thủ tục khiến thị trường bất động sản năm 2020 sẽ gặp khó. Cụ thể là làm hạn chế nguồn cung và làm tăng giá bất động sản. Khi đó thị trường không bình thường, cơ hội cho đối tượng nghèo, chính sách tiếp cận nhà ở ít hơn

VIÊN VIÊN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement