28/08/2018 12:49
Bạn nên học ngành hàng không vì châu Á cần 800.000 việc làm lĩnh vực này trong 20 năm tới
Các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần số lượng phi công, kỹ thuật viên và phi hành đoàn rất lớn trong 2 thập niên tới, theo Bloomberg.
Trong 2 thập niên tới, khi tăng trưởng kinh tế thúc đẩy nhu cầu giao thông tăng cao, các hãng hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần phải tăng cường lượng phi công, kỹ thuật viên và nhân viên phi hành đoàn rất lớn.
Theo dự báo của hãng Boeing, khu vực này sẽ cần tới 240.000 phi công máy bay thương mại, 242.000 kỹ thuật viên và 317.000 nhân viên phi hành đoàn trong giai đoạn từ 2018 - 2037, chiếm hơn 1/3 tổng số nguồn nhân lực ngành hàng không toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc sẽ cần một nửa số nhân viên mới này.
Số lượng hành khách trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2036, khi các nền kinh tế mạnh hơn và sự nổi lên của các hãng hàng không giá rẻ thúc đẩy nhu cầu di chuyển bằng hàng không.
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, để đối phó với nhu cầu gia tăng, các hãng hàng không và các nhà hoạch định chính sách, bao gồm Airbus SE và Boeing đã thành lập các trung tâm huấn luyện thí điểm khi lượng máy bay được bổ sung.
Châu Á - Thái Bình Dương chiếm gần 38% nguồn nhân lực hàng hông trong 2 thập niên tới. |
"Nhu cầu mạnh mẽ về lượng phi công trong khu vực tiếp tục tăng... Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ tiếp tục trong vài năm tới", Keith Cooper, Phó chủ tịch đào tạo và dịch vụ chuyên nghiệp của Boeing Global Services, cho biết.
Mặc dù số lượng phi công và kỹ thuật viên đã giảm thấp hơn so với kỳ vọng 20 năm qua của Boeing, nhưng đó không phải là dấu hiệu cho thấy nhu cầu đi lại bằng hàng không đang giảm sút.
Ước tính sẽ có 16.930 máy bay mới trị giá 2.670 tỷ USD được chuyển giao cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong vòng 20 năm tới, theo một dự báo của Boeing. Cùng thời gian này, sẽ có 42.730 máy bay trị giá 6.350 tỷ USD được giao trên toàn thế giới.
Advertisement